Trang

Chủ đề 04: Nguyên nhân thất bại của nhà yến Việt nam

(Nguồn: Diễn đàn yến sào Việt Nam - Mr. Tư Chung)

    Ở Việt Nam, nghề nuôi chim yến phát triển từ năm 2008. Trước năm 2008 có khoảng 5-6 nhà yến do chim yến tự nhiên đến cư trú. Sau khi phát hiện, chủ đầu tư cải sửa thành nhà nuôi chim yến để nhận “Lộc Trời” như nhà yến Mười Thiết Long Bình Tiền Giang (1998), nhà sách Tuy Hòa Phú Yên (2004), nhà ở chợ Hà Tiên Kiên Giang, nhà hát Thanh Bình Phan Rang (2004), chùa Phước Thiện Tuy Phước Bình Định (2006).
Khi biết có chim yến định cư tự nhiên trong những căn nhà bỏ trống ở Việt Nam, người Malaysia đã đến vùng Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn Cần Giờ TP. HCM đầu tư xây dựng nhà yến
.

    Trong 5 năm (2008-2012),Việt Nam có khoảng 1.800-2.000 nhà yến hoạt động, dù được đánh giá là bùng phát nhanh nhưng so với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì tốc độ này còn khiêm tốn. Ở Indonesia, năm 2006 đã có 160.000 nhà, đến năm 2011 là 200.000 nhà yến. Ở Malaysia trước năm 1996 chỉ có vài chục nhà, đến năm 2012 là có 60.000 nhà yến. Ở Thái Lan, nghề nuôi chim yến khởi phát từ năm 2004, đến nay đã có hơn 5.000 nhà và ở Campuchia có trên 2.500 nhà. Ở Philippine có hơn 3.000 nhà yến và được đánh giá là phát triền nghề nuôi chim yến bền vửng.

    Nghề nuôi chim yến tại Việt Nam, các chuyên gia đầu ngành công nghiệp nuôi chim yến ở Indonesia, Malaysia đánh giá là thuận lợi vì môi trường tự nhiện phù hợp với đặc tính sinh lý sinh thái của chim yến và kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà đang ở trong thời kỳ nuôi công nghiệp kỹ thuật tích cực có đầy đủ vật tư, dụng cụ và thiết bị trang bị cho nhà yến do Indonesia và Malaysia cung cấp. Tư vấn kỹ thuật xây dựng nhà yến ở Việt Nam có đủ xuất xứ và đủ nguồn gốc, kỹ thuật Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

    Sau hơn 5 năm nhìn lại, đã có những khẳng định là nhà yến ở Việt Nam không thành công mà tỷ lệ thất bại cao hơn 60% và có thể là 70%. Ở Indonesia và Malaysia, nhiều nhà yến bị thất bại là sức tải môi trường giới hạn nay không còn khả năng cung cấp mồi ăn côn trùng còn ở Việt Nam là do sai sót chủ quan kỹ thuật.


1/ Sự khác biệt về điều kiện khí hậu môi trường của Indonesia và Malaysia với Việt Nam 

-   Khí hậu môi trường của Indonesia và Malaysia là khí hậu nhiệt đới hải đảo xích đạo gió mùa có nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa gần như phù hợp hoàn toàn với đời sống sinh lý sinh thái của chim yến. 

    Cấu trúc nhà yến tại đây không phức tạp tính toán đến nhiều về điều kiện khí hậu tại chỗ. Hệ thống thông gió là những lổ khoét trên tường, dùng các co khuỷu để giảm bớt ánh sáng và giảm gió lùa trong nhà yến. Môi trường tự nhiên phù hợp nên chủ nhà yến ít quan tâm nhiều đến tạo ẩm trong nhà yến, mỗi nhà yến chỉ đề 1-2 máy tạo ẩm trong chuồng gà ( Humidity Chicken Farming Machine) trong nhà yến và gần như không sử dụng. 

-   Khí hậu môi trường của Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng là rìa lục địa và chia ra làm 4 miền vùng khí hậu khác nhau, trong mỗi miền vùng khí hậu cũng có khác biệt. 

    Ở vùng Tây Nam bộ và Đông Nam bộ thì nhiệt độ trung bình hàng năm cao hơn 28ºC, biên độ dao động cao 12ºC, nhiệt độ cao nhất là 40°C , trong mùa mưa lượng mưa cũng thay đổi, có nhiều ngày mưa liên tục độ ẩm trên 95% nhưng cũng có nhiều ngày khô hanh độ ẩm ở các vùng ven biển 56-62% , còn ở vùng sâu trong nội địa chỉ còn 45-48% 

    Ở các tỉnh ven biển miền Trung thì nhiệt độ trung bình hàng năm thấp hơn 28°C biên độ giao động rất rộng 14 °C , nhiệt độ cao nhất trên 42°C và thấp dưới 18°C, mưa thay đổi tủy theo mùa, có nhiều ngày mưa liên tục độ ẩm trên 98% nhưng nhiều ngày tháng khác thì khô nóng độ ẩm chỉ còn 45-50%. 

    Đưa cấu trúc nhà yến ở Indonesia vào Việt Nam mà không tính đến điều kiện khí hậu tại chỗ là chưa đúng. Bỏ tiền đầu tư, sau khi hết thời gian hợp đồng tư vấn kỹ thuật, các chủ đầu tư đã phải tự tính toán cải sửa lại hệ thống lổ thông gió, tăng cường máy tạo ẩm để vận hành giải quyết nhiệt độ, ẩm độ, nấm mốc, ánh sáng trong nhà yến.

    Ở Thái Lan, trong thời kỳ đầu cũng vậy, khi hiểu được những thiếu sót của hệ thống thông khí bằng các lổ, họ đã cải sửa gắn thêm ống nhựa cũng làm nhiệm vụ giảm ánh sang, ngăn không cho gió lùa nhưng giúp không khí trong nhà yến được dịch chuyển tốt hơn. Hiện nay, họ đã xây dựng được vài làng chim yến với qui mô 100-150 nhà yến theo cấu trúc mới được cho là phù hợp với khí hậu môi trường tại chổ ở Thái Lan.
Theo cấu trúc nhà yến của Thái Lan, một nhà yến ở Tam Thôn Hiệp do tư vấn Malaysia áp dụng xây dựng đã hoạt động được hơn 18 tháng, chủ đầu tư này cũng đã cho xây dựng theo mô hình này 3-4 nhà yến tại Tiền Giang và Long An.

    Cũng theo loại nhà yến cấu trúc này nhưng có cải sửa theo điều kiện khí hậu từng vùng đã được tư vấn Việt Nam thực hiện tại Nha Bích Chơn Thành hoạt động được 5 tháng và một nhà yến ở Tuy Phước Bình Định, một nhà yến ở Cái Dầu Châu Đốc đang trong quá trình hoàn thiện phần xây dựng.

2/ Khí hậu và môi trường ở Indonesia phù hợp hoàn toàn với đời sống sinh lý sinh thái của chim yến nên có trên 75% số chim yến của tổng các đàn chim yến ở nước Đông Nam Á sống ở đây. 

    Theo số liệu thống kê năm 2011 và có tính toán đối chiếu là tổng đàn chim yến ở các nước Đông Nam Á có khoảng 105 triệu chim yến, ở Indonesia có khoảng 50,5 triệu con chim yến tổ trắng và 31 triệu con chim yến tổ đen, ở Malaysia 12 triệu con chim yến tổ trắng và 6 triệu con chim yến tổ đen. Ở Việt Nam chỉ có 3,5 triệu con chim yến tổ trắng, chim yến tổ đen có rất ít chỉ vài trăm con..

    Với tỷ lệ tăng đàn 10,35-12,20% trong những năm này, mỗi năm thì số lượng chim non của Việt Nam đi tìm nhà yến mới chỉ khoảng 430.000-500.000 con , con số này rất thấp so với ở Indonesia là 8,5-9 triệu con và ở Malaysia là 2,5-3 triệu con. 

    Sau một thời gian làm việc ở Việt Nam, khi hiểu ra vấn đề này, nhiều tư vấn kỹ thuật Malaysia ký hợp đồng kỹ thuật với chủ nhà đầu tư là chỉ còn cam kết chịu trách nhiệm thực hiện bảo trì trong một năm và nhà yến có chim có tổ, mặc dù nhà yến được trang bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị, vật tư, chất tạo mùi của Malaysia mang sang theo hướng cạnh tranh tích cực kỹ thuật để lôi cuốn dẩn dụ chim về còn các tư vấn kỹ thuật Việt Nam cũng vậy. 

    Ở Indonesia và Malaysia, nhà yến xây dựng xong, hoạt động khoảng 2-3 tháng, là gần như nhà yến nào cũng có chim về ở vài trăm con có khi cả ngàn con, ngược lại ở Việt Nam chủ đầu tư, tư vấn kỹ thuật phải đếm tính từng cặp.

    Ở Indonesia và Malaysia, số chim yến tăng đàn mỗi năm mỗi lớn, nhu cầu tìm nhà yến mới của chim non nhiều nên nhà yến nào có môi trường khí hậu phù hợp là chúng vào ở… chim tìm đến nhà yến . 

    Ở Việt Nam, hiện nay, chim yến tăng đàn mỗi năm không nhiều, chim non cũng tìm đến các nhà yến mới xây dựng thăm dò và ở lại theo cách… nhà yến chờ chim đến. Tình trạng này, nhiều Tư vấn kỹ thuật phải ước có nhiều cơn bão gió mạnh cuốn theo những đàn chim yến của Indonesia và Malaysia vào sâu trong đất liền của Thái Lan và Việt Nam.

3/ Sai lầm trong kỹ thuật xây dựng và tư vấn kỹ thuật nhà yến 

    Tư vấn kỹ thuật xây dựng nhà yến ở Việt Nam có đủ xuất xứ và nguồn gốc từ kỹ thuật Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Thời gian đầu gần như chủ đầu tư chủ quan giao hết cho tư vấn kỹ thuật chịu trách nhiệm, sự thất bại của nhà yến, tư vấn kỹ thuật chịu trách nhiệm nhưng chưa thấy chủ nhà yến nào khiếu nại tư vấn kỹ thuật. Có rất nhiều hoàn cảnh, khi nhà yến hoạt động, lúc đầu chủ nhà yến gọi, tư vấn đến liền, sau đó chậm chậm hơn và có khi không đến luôn, sẵn sàng bỏ luôn tiền bảo hành kỹ thuật.
Không nói đến những người biết cầm bay, biết đóng ván đã theo phụ nay ra làm kỹ thuật, chủ đầu tư bị thuyết phục, nhà yến thất bại là do lỗi của nhà đầu tư. Cũng có một số công ty tư vấn kỹ thuật hoặc do chưa làm tròn trách nhiệm hoặc chưa đủ trình độ chuyên môn làm nhiều nhà yến thất bại. 

4/ Những người hành nghề tư vấn kỹ thuật nghề nuôi chim yến.

Chưa có một trường lớp nào dạy về nghề nuôi chim yến.
Một số người Việt Nam qua Indonesia tham gia 3 buổi trình bày của Hary K. Nugroho về kiến thức cơ bản về sinh lý sinh thái, cách xậy nhà yến, chế biến tổ yến và ấp trứng nuôi chim con, được đưa đi thăm quan 1-2 nhà yến và kết thúc được phát cho tờ chứng chỉ là đã được tham gia với chi phí 2.000 USD chưa kể ăn ở và vé máy bay đi về. Tờ giấy này không nói được điều gì ngoài việc là Hary K. Nugroho xác nhận họ đã nghe ông ta nói với thời gian nói chỉ được hơn 6 giờ. 

    Tiến sĩ đã nghiên cứu về sinh lý sinh thái chim yến, Tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Kỹ sư Nông lâm súc hay Sinh học hay hướng dẩn viên du lịch, thông dịch viên hướng dẩn, ông thầu xây dựng nhà yến và người thợ biết đóng ván, gắn loa đều có thể làm tư vấn kỹ thuật được miển là họ có kinh nghiệm thực tế thực hiện nhiều nhà yến thành công và có tri thức về ngành nuôi chim yến và có trách nhiệm kỹ thuật. 

    Thực tế và đây là tâm sự của một tư vấn kỹ thuật của Malaysia hành nghề hơn 4 năm ở Việt Nam và luôn có sự giúp đỡ kỹ thuật của các người đồng nghiệp ở Malaysia là chủ nhà yến luôn tìm mọi cách thuyết phục giảm chi phí kỹ thuật phục vụ cho nhà yến xuống tối đa và đến mức không còn chổ giảm được nữa. Điều này cũng đồng nghĩa là mức độ thành công của nhà yến rất thấp và chắc chắn sự gian dối phải có giảm bớt vật tư, dụng cụ lắp đặt và chất lượng không đạt. 

5/ Chủ đầu tư, người quyết định thành công của nhà yến 

    Để có quyết định đúng khi đầu tư xây dựng nhà yến, nhà đầu tư thường tự tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin về nghề nuôi chim yến, báo đài, tài liệu sách vở trong và ngoài nước cũng như qua các nhà tư vấn kỹ thuật. 

    Các người hành nghề tư vấn kỹ thuật rất thích được làm việc với chủ đầu tư đã tìm hiểu rỏ các vấn đề kỹ thuật nuôi chim yến, họ rất dể làm do có thể tranh luận kỹ thuật khi gặp những vấn đề phức tạp nảy sinh. Trong hợp đồng tư vấn kỹ thuật, bên tư vấn có điều khoản là nếu hai bên không thỏa thuận được về tính kỹ thuật của vấn đề thì ý kiến của người tư vấn kỹ thuật sẽ được ưu tiên cho thực hiện. 

    Thực tế có rất ít chủ đầu tư có thời gian để tìm hiều sâu vì họ phải lo công việc đang kinh doanh và thường giao hết trách nhiệm cho tư vấn kỹ thuật. Những nhà yến này, nếu gặp những bên tư vấn kỹ thuật có kinh nghiệm có trách nhiệm, dể thành công vì khi nhà yến hoạt động nếu phát sinh những khiếm khuyết kỹ thuật thì bên tư vấn kỹ thuật sẽ dể nhìn được vấn đề cần giải quyết để khắc phục.

    Và có một số nhà đầu tư cũng tìm hiểu nghề nuôi chim yến, có thể rất sâu đi vào kỹ thuật chuyên môn hoặc phơn phớt nhưng với kiến thức hiểu biết phong phú và tính toán chủ quan họ tự quyết định cho thầu thi công hoặc cũng có thể nhờ tư vấn kỹ thuật nhưng nhiều hạng mục xây dựng giải quyết kỹ thuật nuôi chim yến họ tự quyết định theo cái đúng chủ quan của họ.

    Tại hồ Dầu Tiếng Bình Dương, một số thợ xây dựng nhà yến khi gặp phải chủ đầu tư dạng này đã phải thán phục và gọi ý kiến của chủ đầu tư là “ kỳ quái, không giống nhà yến mà là nhà ma” khi chủ đầu tư cho làm ở mỗi tầng nhà một gác lửng rộng 5 x 15 m cáo 1,5 m đóng ván cho chim làm tổ.

    Một nhà yến 8 x 20 m, 1 trệt 2 lầu và một nhà yến 5 x 25 m, 1 trệt 3 lầu, ở Bà Rịa và Rạch Gía, tầng 1 và 2 lắp lam cement, tầng trệt đóng ván. Máy phun sương tạo ẩm chỉ đặt ở tầng 1 và 2, không đặt ở tầng trệt nhưng ván bị nấm mốc xâm hại , trị triệt nấm được 30-40 ngày thì bị nấm mốc lại, lý do là chủ nhà yến phải tạo độ ẩm trên 95% cho các tầng trên dùng lam cement để cho chim làm tổ, kết quả độ ẩm ở tầng trệt, dù không phun sương vẩn cao trên 95%, ván bị nấm mốc không thể tránh khỏi 

    Kết quả nhà yến không thành công cho đến khi chủ đầu tư hiểu ra những tính toán sai lầm của mình và cho sửa chữa khắc phục.

6/ Tài chính dành cho nhà yến

    Các nhà đầu tư nhà yến ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan, khi quyết định xây nhà yến là quyết định kinh doanh và họ tính đến lải lổ, thời gian thu hồi vốn và có kế hoạch tài chánh đầy đủ từ khảo sát kỹ thuật, xây dựng, lắp đặt vật tư thiết bị bên trong, vận hành và duy trì kỹ thuật để đảm bảo thành công. Họ tự tin thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chánh theo qui định của nhà nước, được cấp phép xây dựng nhà yến và chính quyền quản lý sau phép về vệ sinh môi trường, dịch tể cho y tế công đồng. Nhà yến được cấp phép xây dựng nên phải có thiết kế hoàn chỉnh từ các số liệu nghiên cứu, khảo sát thực tế các vấn đề liên quan để đãm bảo chất lượng công trình, đãm bảo kỹ thuật cho chim yến đến ở. Chủ đầu tư, nhà thi công và người kỹ thuật chịu trách nhiệm về phần việc của mình và hưởng lợi ích sẽ có trong quá trình xây dựng và hoạt động của nhà yến. 

    Ở Việt Nam, đầu tư xây nhà yến, chủ đầu tư cũng tính hiệu quả kinh doanh, thời gian thu hồi vốn và có kế hoạch vốn nhưng thiếu cụ thể nên dể bị các yếu tố khách quan tác động làm vốn đầu tư tăng do không dự trù đủ nên gặp khó khăn trong kế hoạch vốn. Và có thể dẩn đến các trường hợp: 

-   Không được cấp phép xây dựng nhà yến, phải xin xây nhà dân dụng rồi tự cải sửa bên trong để làm nhà yến. Không cần thiết kế thì nhà đầu tư có thể không cần đến thiết kế kỹ thuật xây dựng nhà yến và cũng có thể không cần đến chuyên môn kỹ thuật mà chỉ cần người đóng ván, gắn loa và phun mùi. 

-   Không cấp phép xây nhà yến mà ai cũng biết là xây nhà yến nên sẽ phát sinh nhiều khoản phí không phục vụ cho nhà yến. Nhiều chủ nhà yến đẩy các khoản phí này cho thầu thi công, thầu thi công bắt công trình nhà yến gánh nên chất lượng công trình bị giảm sút.

-   Nhìn những nhà yến thành công và thành công nổi trội, chủ đầu tư không cưởng nổi ý định đầu tư và trong nền kinh tế đang khó khăn và kinh doanh nhiều rủi ro, chọn đầu tư nhà yến là kênh tương đối còn thấy có hiệu quả và hiệu quả mỗi năm có thể gia tăng nhưng thấy nhiều nhà yến thất bại má không được biết chính xác nguyên nhân nên nhà đầu tư phân vân nên khi quyết định đầu tư sẽ tìm cách giảm thiểu thiệt hại và tự trấn an bằng cách gọi là làm thử để có thất bại thì nhà yến biến thành nhà ở, không được thì thành nhà kho và không được thành nhà ma nên lúc nào cũng tìm mọi cách giảm chi phì, tiết kiệm vật tư thi công và chất lượng công trình giảm, tự nhờ thợ đóng ván gắn loa. Có trường hợp, chủ đầu tư đến gặp nhà tư vấn kỹ thuật xin được tài liệu, bản vẻ thiết kế về tự xây dựng, tự mở lổ ra-vào, tự tổ chức đóng ván, gắn loa, và kết quả “ Lộc trời vẩn còn mịt mờ” 

    Một chủ đầu tư xây một lúc 3 căn nhà yến 10 x20 m ở ven hồ Dầu Tiếng Bình Dương với đơn giá thi công giảm hơn 30% so với xây dựng những nhà yến bình thường, sau giảm thêm 10%, tường xây 2 lớp đặt ống thông hơi thẳng trong ra ngoài. Chủ nhà yến có nhờ Tư vấn kỹ thuật thực hiện bên trong và giử lại một số tiền gấp ba lần tiền bảo hành theo hộp đồng. Tháng 12/2012 và 1/2013 nhà yến đã thấy có phân, chim về được vài cặp, Trong mùa nắng 2-5/2013, nhiệt độ bên ngoài là 37-38o C thì bên trong nhà yến cũng hừng hực nóng, nhiệt độ chỉ thấp hơn bên ngoài là1-1,5 oC, phun sương tạo ẩm thì hạn chế vì sợ sàn bị thấm nước, ván bị mốc, kết quả phân khô nhìn không thấy chim về. Tư vấn kỹ thuật đành phải tự bỏ tiền lắp đặt 3 máy điều hòa không khí để hy vọng chim về lấy được tiền, kết quả mỗi nhà chim về vài cặp làm tổ ở ngay khu vực có máy lạnh.

7/ Chấp nhận bỏ cuộc 

    Nhiều chủ nhà yến đã đầu tư 1-1,5 tỷ để xây dựng nhà yến, nhờ công ty tư vấn chỉ hướng dẩn thi công kỹ thuật với giá 120.000-140.000 đ/m2. Kết quả sau 1 năm không thấy phân chim cũng không thấy chim đâu, chỉ thấy chim bay vào, bay ra lổ ra-vào. Kiểm tra nhà yến phát hiện nhiều sai sót do công ty tư vấn hướng dẩn sai, chủ nhà yến mời tư vấn đến kiểm tra góp ý thì tư vấn không đến nên phải bỏ cuộc.
 
    Chủ đầu tư oán than gặp tư vấn “trời ơi” , tiền thì vay hỏi, không còn tìm đâu ra tiền sửa chữa nhà yến và duy trì nhà yến nên phảichấp nhận cùng năm tháng, chờ thời, biết đâu nhà yến lâu năm chim sẽ về. 

    Một trường hợp xảy ra khá phổ biến nhưng không giải thích được là chủ đầu tư đã bỏ 1,5-2 tỷ để đầu tư nhà yến nhưng khi nhà yến hoạt động chi phí duy trì về môi trường, về mùi thì họ lại không thích thú làm để nhà yến trong tình trạng “tiếng chim vẩn phát, trông dài mơ chim về”.