Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tìm hiểu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tìm hiểu. Hiển thị tất cả bài đăng

Toàn tập về yến sào & nhà nuôi yến sào - Chủ đề 01: Ván cho chim yến làm tổ (Ván SW0-2)

(Nguồn: Diễn đàn yến sào Việt Nam - Mr. Tư Chung)


   Chim yến tiết nước bọt làm tổ để sinh sản nên tổ rất dính và gắn được trên nhiều vật liệu như đá, tường gạch tô cement, tấm bêtông và ván gổ …, nhưng không gắn trên sắt thép và ván nhựa giả được vì không thấm nước.

Ở Indonesia, trước năm 1996, thời kỳ đầu của ngành nuôi chim yến, ván Teak (Giả Tị) được chọn dùng vì nhiều nhà chim yến tự nhiên vào ở là dùng ván Teak làm rui kèo cột, đòn tay.., chim yến làm tổ trên các tấm ván này. Ván giả tị có đặc điểm tốt cho chim yến làm tổ là thớ gỗ lớn, xốp nhẹ, hút nước nhanh, còn ván căm xe, gỏ, trắc …dùng không hiệu quả vì thớ gỗ nhỏ, cứng nặng, hút nước chậm ít .. và đắt tiền.

Các nhà khoa học và chủ nhà yến đã khảo sát và kết luận chim yến thích gắn tổ lên trên các tấm ván vì chim dể bám hơn trên tường gạch đá. Nhà yến có nhiều tấm ván thì chim gắn nhiều tổ, nhà chỉ có vài tấm ván thì có tổ ít. Khi chim treo mình làm nền tổ, nước bọt phun ra ván hút nước tốt hấp thu khô nhanh nên chim làm nền tổ xong nhanh, chim không bị mệt mỏi vì chân và cơ bắp không phải hoạt động nhiều khi chim treo mình làm tổ. Nền tổ làm nhanh thì tổ được xong sớm. Nền tổ dày cứng sẽ giữ tổ, trứng và
chim non được chắc chắn.

Ván giả tị không mùi, không có vị đắng và ít bị mạt gỗ xâm hại, khi đóng chắc chắn không lung lay, đây là một yếu tố quan trọng để chim yến đeo bám lên ván ở lại nhà yến.


1/- Lý do có ván SWO-2

Từ năm 1996, ở Indonesia, Chính phủ và các ngành hửu quan bắt đầu quan tâm đến nghề nuôi chim yến vì giá trị hửu ích của tổ yến đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn nên đã tổ chức nhiều hội nghị bàn về kế hoạch phát triển nghề nuôi chim yến.

Số lượng nhà yến xây dựng bùng phát rất nhanh, tìm ván giả tị để đóng cho chim yến làm tổ trở nên khó khăn do khan hiếm và giá cao, các nhà khoa học kỹ thuật đã nghiên cứu tìm loại ván thay thế dùng cho chim yến làm tổ.

Ván dùng cho chim yến làm tổ được gọi là SWO-2 chử viết tắt của Swiftlet Wood Owen-2, ván chim yến làm tổ được sấy 2 lần.

SWO-2 là qui trình để sản xuất ván cho chim yến làm tổ và gọi quen là ván SWO-2. Các nhà nuôi chim yến ở Indonesia sử dụng ván này thành công, số lượng nhà nuôi chim yến phát triển cực nhanh, đến năm 2006 là 160.000 nhà và đến năm 2012 trên 200.000 nhà.

Ván SWO-2 được làm từ các loại gỗ tạp rẻ tiền, không có vị đắng, không mùi, không cứng, thớ gỗ không dày, sấy khô không bị công vênh và diệt hết côn trùng, nấm mốc có trên ván. Ván nhẹ dễ gắn lên trần, dễ cưa cắt, đóng vửng chắc, ít bị ảnh hưởng thời tiết môi trường và thời gian sử dụng trên 20 năm.

Lý do ván phải sấy 2 lần là do ván có thớ gổ lớn thô, để tránh công vênh, phải thực hiện hai lần sấy, sấy lần đầu chỉ cần đạt độ ẩm nhỏ hơn 20% là lấy ra hồi ẩm và có thể cho xử lý ngâm tẩm phòng ngừa mối mọt, nấm mốc rồi cho sấy lần thứ hai đạt độ ẩm nhỏ hơn 10%, sau khi hồi ẩm, ẩm độ của ván 9-10%.

Ván không bào để thô nguyên vết cưa cho chim bám làm tổ dể. Từ sau năm 2011, ván SWO-2 với lý do sợ những dâm của thớ gỗ đâm vào thân chim yến khi treo mình ngủ, ván được bào hai mặt và làm thêm các rảnh cạn 0,7-1 mm, rộng hơn 1mm, mỗi rảnh cách nhau 1-1,2 cm để cho chim dể treo thân ngủ và làm nền tổ dể dàng hơn. Ván SWO-2 có 2 qui cách dày 2 cm, rộng 15 cm và dày 2 cm, rộng 20 cm. Ở Indinesia và Malaysia các nhà yến vẩn thích dùng ván rộng 15 cm. Ở Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, các nhà yến dùng cả 2 loại rộng 15 cm và 20 cm.

2/- Các vật liệu khác dùng làm chổ cho chim yến làm tổ

Trong thời gian từ sau năm 1996 đến nay, có nhiều nhà yến ở Indonesia và sau này là ở Malaysia, sử dụng đá, đá chẻ, tấm cement, ván nhựa giả gắn lên trần và tường làm chổ cho chim yến làm tổ rất nhiều.
Trong nhà yến có môi trường phù hợp ổn định thì chim yến đến sống, đến thời kỳ sinh sản chim làm tổ trên những vật liệu có trong nhà yến.

Các nhà khoa học kỹ thuật và chủ nhà yến đã theo dỏi thống kê và kết luận hiệu suất chim đến ở và làm tổ trong những nhà yến không dùng ván thì thấp hơn là nhà yến dùng ván cho chim làm tổ nhưng chủ nhà yến được giảm thiểu chi phí mua ván và không phải phập phòng lo lắng rủi ro bị nấm mốc xâm hại chim bỏ đi.
Khuyết điểm của tấm cement cho chim yến làm tổ mới được nêu ra và hiện nay là lý do ngăn cản kéo dài không cho tổ yến Malaysia tái xuất vào lại thị trường Trung Quốc. Sau những tai tiếng tổ yến Malaysia giả yến huyết thì tổ yến Malaysia có hàm lượng Nitrite cao, có hàm lượng các chất phụ gia trong cement .. không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Để có thể tái xuất tổ yến vào lại thị trường Trung Quốc, năm 2012, Bộ Nông Nghiệp Malaysia phải cho phân loại 60.000 nhà yến và chỉ cấp giấy chứng nhận cho những nhà yến sử dụng ván có tổ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Các nhà yến sử dụng tấm cement là không đạt yêu cầu vì cho rằng các chất phụ gia trong cement có hại cho người tiêu dùng tổ yến.

Giữa năm 2012, Hiệp hội nuôi yến ở Malaysia đã tổ chức hội thảo tìm những biện pháp để sớm tái xuất tổ yến vào thị trường Trung Quốc. Hội thảo có vài ngàn chủ nhà yến ở cả nước Malaysia tham dự nhưng đến nay, tổ yến Malaysia vẩn chưa tái nhập vào thị trường Trung Quốc.

3/- Các loại ván dùng chế biến xử lý theo tiêu chuẩn SWO-2 cho chim yến làm tổ.
Ở Indonesia và Malaysia, các loại ván tạp rẻ tiền, không mùi không vị đắng, thớ gổ lớn và nhẹ đều được đưa vào sản xuất ván SWO-2.

Gỗ tạp ở Indonesia, Malaysia là Meranti trắng (sến trắng), Meranti Merah, Dammar Laut (nhựa ruồi), Bengkirai (sến mũ vàng), Kamfer (long não) Memkelang ( mềm đỏ), lòng mức, thông trắng... đều được xử lý SWO-2 dùng cho nhà yến.

Trước năm 2011, các nhà kinh doanh gỗ Việt Nam đã nhập vài trăm ngàn khối các loại gổ này của Malaysia để dùng làm ván copha xây dựng vì giá rẻ hơn ván tạp rừng Việt Nam. Gổ tròn Meranti chỉ có 3-3,5 tr/m3.
Năm 2012, tốc độ xây nhà yến ở Việt Nam tăng nhanh, nhu cầu ván cho chim làm tổ tăng, một số chủ nhà yến Việt Nam đặt mua ván Meranti của Malaysia nên giá gổ này bị đẩy lên, ván Meranti thành phẫm SWO-2 nhập về bán tại Việt Nam là 23-26 triệu/m3.

Ở Thái Lan và Campuchia, dùng các loại gổ tạp nhẹ, không mùi, không vị đắng là trâm vàng, giẻ đỏ, sến, chò xót, dừa, thốt nốt, long mức, gáo nước….làm ván cho chim làm tổ. Ở Việt Nam thì dùng ván thông trắng Pinus amamiana, bạch tùng Podocarpus imbricatus, xoan nhà Melia azedarach, dái ngựa Swietenia mahagoni, sọ khỉ, tràm lai, dừa, trâm vàng, giẻ đỏ, chò xót,

lòng mức, cây sến, gáo nước, mít nài, bằng lăng, sao …làm ván cho chim làm tổ Như vậy, các loại ván tạp rẻ tiền không có vị đắng, không mùi, không phân biệt nhẹ hay nặng đều có thể dùng xử lý theo qui trình SWO-2 thành ván cho chim yến làm tổ.

Theo khảo sát của chúng tôi trên 200 nhà yến ở nhiều tỉnh thành trên cả nước Việt Nam, ở Kampot, Sihanook Ville (Campuchia) Palem Chonburi Thái Lan thì sức hấp dẩn của mỗi loại ván với thời gian chim làm tổ không khác nhau như các nhà kỹ thuật ở Indonesia, Malaysia trước đây phát biểu.

Chim yến vào ở trong nhà yến nhiều hay ít tùy thuộc vào vùng hoạt động của chim và môi trường của nhà yến, còn thời gian chim yến làm tổ hoàn toàn tùy thuộc vào thời kỳ sinh sản của chim.

4/- Các nhà máy chế biến gổ ở Việt Nam dùng hóa chất vô cơ ngâm diệt mối mọt, nấm mốc có sử dụng được trong nhà yến được không ?

Năm 2012, gỗ và các sản phẩm từ gổ của Việt Nam đã xuất khẩu 4,9 tỷ USD vào các thị trường có rào cản kỹ thuật cao như các nước Bắc Mỹ, EU, Nhật và Hàn Quốc. Các sản phẩm này được sản xuất ở các nhà máy chế biến gỗ với qui trình công nghệ cao ngâm tẩm sấy chế biến gổ tạp thành gỗ dân dụng xuất khẩu không bị mối mọt, nấm mốc xâm hại.

Hóa chất ngâm tẩm có nguồn gốc vô cơ là CuSO4 50%+ K2Cr 2O7 50% hay Chlorothalonil 50% + Carbendazim 10% (họat chất được phép sử dụng thay thế PCP, NaPCP trong phòng trừ nấm mốc hại gỗ), Mocide hay Kabor ( hổn hợp Boron và Insectide) chuyên trị mối mọt gổ.

Ván tẩm những hóa chất này hoàn toàn không độc nên con người sử dụng và không có dư lưu vị đắng và mùi lạ thì chim yến vẩn làm tổ tốt.

Thực tế về tính bền sử dụng của các hóa chất này chỉ duy trì 6-12 tháng, hàm lượng giảm dần và không còn nửa, khi sử dụng nếu ván này bị buộc ở trong môi trường thuận lợi cho nấm mốc hay mối mọt từ bên ngoài tấn công vào thì ván không còn khả năng chống đở vẩn bị nấm mốc, mối mọt tấn công khi nhà yến bị vận hành sai.

Chủ đề 03: Sinh lý sinh thái chim yến Việt nam

(Nguồn: Diễn đàn yến sào Việt Nam - Mr. Tư Chung)

    Những trao đổi về chim yến sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giống chim mà chúng ta đang chăm sóc và yêu quý. Có như vậy thì việc đầu tư của chúng ta mới hiệu quả, các biện pháp kỹ thuật áp dụng mới đúng hướng. Kỳ trao đổi này, chúng ta cùng tìm hểu về: Yến - sinh lý, sinh thái chim yến Việt nam.


ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH THÁI CỦA CHIM YẾN NUÔI TRONG NHÀ TẠI VIỆT NAM

1/ Đã định danh chim yến tổ trắng sống ở hải đảo và trong nhà: ở các nước Đông Nam Á là Colloccalia fuciphaga. Dựa trên vùng địa lý nơi chim sinh sống mà phân loài, chim yến tổ trắng C. fuciphaga bắt được ở Việt Nam và Thái Lan, Campuchia gọi là C. fuciphaga germani, bắt được ở Malaysia thì gọi là C. fuciphaga amechana.

2/ Sai khác về hình thái, sinh thái, sinh lý và sinh sản của chim yến sống ở đảo và sống trong
nhà:


-  Chim yến sống làm tổ trong hoang đảo ven biển, phân loài chim yến ở Việt Nam có tên là Colloccalia fuciphaga germani hay còn gọi là Aerodramus fuciphagus germanicus. Kích thước nhỏ, cánh dài 115-125 mm, chiều dài cơ thể khoảng 10-16 cm, nặng 13,9-14,5 g, lưng màu nâu đen, cánh và đầu đen đậm, hông màu nâu xám; giò không có lông hoặc rất ít lông nhỏ, làm tổ hoàn toàn bằng nước bọt. 

    Chim yến sinh sản theo mùa, vào khoảng giữa tháng 01 chim bắt đầu xây tổ, đến giữa cuối tháng 3 bắt đầu đẻ trứng. Thời gian làm tổ đợt 1 của chim mới trưởng thành là khoảng 75 ngày. Sau khi bị lấy tổ kỳ I, chim yến lại tiếp tục xây tổ lần hai với tốc độ nhanh hơn, đến gần giữa tháng 5 bắt đầu đẻ trứng trong thời gian là 40-45 ngày. Tổ kỳ II bị lấy, chim lại xây tổ lần thứ ba. Đối với lần này, có hai trường hợp: 

+   Vào năm không dưỡng chim, thời gian làm tổ khoảng 40-45 ngày, tuy tốc độ có chậm hơn kỳ II, khoảng gần giữa tháng 7. Kỳ này chất lượng tổ yến kém hơn, số lượng tổ ít hơn kỳ II; 

+   Vào năm dưỡng chim để cho chim yến làm tổ, đẻ, ấp nở, chim non lớn bay khỏi tổ khoảng 100-110 ngày, đến khoảng đầu tháng 9 khai thác tổ kỳ III. Số lượng tổ kỳ này ít hơn, chất lượng thì chân nền tổ dài hơn nhưng đen bẩn hơn tổ của kỳ III không dưỡng chim. Chim yến đực và cái cùng nhau làm tổ, cùng ấp và nuôi chim con, sinh sống khá ổn định, bay đi, bay về đúng hang, đúng tổ theo những hướng khá ổn định. 

-   Chim Yến sống và làm tổ trong nhà có kích thước nhỏ, lông màu nâu đen. Cánh dài, nhọn, đuôi ngắn chiều dài cánh trung bình 114 mm; đuôi 49 mm, trọng lượng khoảng 12,6g. Chim non nở ra trụi lông, màu hồng nhạt, da nhăn nheo. Sau 5 - 6 ngày tuổi, đâm lông tơ, lông mọc rất ít, chậm và giữ ít lông như vậy đến khoảng 20 ngày tuổi và mọc khá đều ở 30 - 40 ngày tuổi, khoảng 45 ngày thì bay được. Chim yến 8 - 10 tháng trưởng thành và đẻ trứng lần đầu.

    Trong những nhà yến, có thực hiện ấp trứng chăm sóc nhân tạo thì nuôi chim non 60 ngày và hoặc kéo dài sau 90 ngày mới thả chim. Chim xây tổ 30-80 ngày, giao cấu và đẻ trứng 5 - 8 ngày, ấp trứng: 23 ÷ 30 ngày, từ trứng nở đến lúc chim non bay khỏi tổ là 43 ± 3 ngày. Chim yến nhà bắt cặp ghép đôi sống chung sau 3-4 tháng tuổi. 

    Nhịp độ sinh sản phụ thuộc vào phương pháp thu hoạch tổ. Nếu sau khi chim yến làm xong tổ và chuẩn bị đẻ thì bị lấy tổ không cho chim ấp nở nuôi con thì chim sẽ lập tức làm tổ lại nên chim nhà có thể đẻ nhiều lần trong chu kỳ một năm. Trong nhà yến để chim tự ấp nở thì mỗi năm mỗi cặp chim chỉ có thể đẻ khoảng 3 lần. Một chu kỳ sinh sản của chim khoảng 3-4 tháng, trong đó 1-2 tháng là xây tổ và 2,5 tháng ấp nở nuôi con, và có thời gian nghỉ nhưng về quần đàn thì chim yến nhà đẻ rải rác quanh năm.

    Chim yến đực và cái cùng nhau làm tổ, cùng ấp và nuôi chim con, sinh sống khá ổn định, bay đi, bay về đúng hang, đúng tổ theo những hướng khá ổn định.

    Mục đích chim yến tổ trắng làm tổ là để đẻ trứng, ấp và nuôi con, không phải làm tổ để ở nên chim không di cư vào mùa đông. Điều này khẳng định chim yến có thể sống tốt ở các tỉnh phía Bắc của miển Trung Việt Nam bên kia đèo Hải Vân như Huế, Quảng Bình Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tỉnh, Thanh Hóa, Kontum. Tại đảo Hải Nam Trung Quốc đã có nhiều đợt thử nghiệm thả nuôi chim yến giống, các chuyên viên Malaysia đã khẳng định với chúng tôi là trong qui mô thử nghiệm có kết quả tốt, nhưng trong môi trường thiên nhiên thì rất khó vì môi trường khí hậu và nguồn thức ăn côn trùng trong mùa lạnh. 

    Trong tháng 5/2013, chúng tôi đã đến thăm và xác nhận chim yến tự nhiên về ở , làm tổ và có chim non tại lầu 4 của một căn nhà 10x25 m bỏ trống ở xã Tân Thành, Vủ Bản , Nam Định, có thể chim yến đã ở từ tháng 1/2013 bắt đầu sau những đợt rét lạnh giảm bớt. Thời tiết lúc này nắng nóng trên 40oC, chim yến đi ăn xa và trên cao của nhiều vùng của Ninh Bình, Phủ Lý, Hưng Yến, Hà Nội. Kiểm tra vào lúc 18-16,30g ngày 13 và 14/5/2013, chim yến đều xuất hiện số lượng nhiều trên 50 con. Chim yến đã định cư sống được ở Thắng Lợi Kontum tại nhà yến của A. Chuyên nơi có độ cao 530 m, ở Nam Định nơi có tháng 12 và tháng 1 mỗi năm, nhiệt độ xuống thấp dưới 14o C. Mặc dù là cá biệt, nhưng cũng có thể nhận định là nếu xử lý tốt trong mùa lạnh, với đồng bằng sông Hồng, có nguồn côn trùng phong phú… vẩn có thể nuôi được chim yến trong nhà và có hiệu quả.
3/ Sai khác ADN giữa phân loài chim yến sống trong nhà và ở đảo:

-   Chim yến làm tổ ở các đảo tỉnh Bình Định và chim yến làm tổ trong nhà ở đất liền tỉnh Bình Định, tỉnh Khánh Hoà đều là các quần thể thuộc loài Aerodramus fuciphagus.

-    Có sự sai khác di truyền khá nhiều giữa chim yến đảo với chim yến nhà ở mức tương đương, sự sai khác giữa các phân loài thuộc loài Aerodramus fuciphagus, nhưng giữa chim yến nhà ở Bình Định và Khánh Hòa cũng có sự sai khác biệt nhưng rất ít, chỉ ở mức cùng phân loài.

-   Quần thể chim yến làm tổ trên đất liền ở tỉnh Bình Định và tỉnh Khánh Hoà không bắt nguồn từ quần thể chim yến làm tổ ở trên đảo thuộc tỉnh Bình Định và Khánh Hòa. Trên thực tế, khi khảo sát chọn lựa địa điểm xây nhà yến ở các tỉnh Miền Trung như ở Điện Phương Điện Bàn của Quảng Nam, Đông Tước, Phú Hòa của Phú Yên, Tuy Phước Bình Định, Nha Bích và Tân Thành Bình Phước … ghi nhận có sự khác nhau về các đàn chim yến hoạt động tại chổ. 

    Khi mở phát tiếng khảo sát chim yến, có nhiều đàn chim bay xuống đảo nhiều lần quanh trên loa phát tiếng chim là những con chim sống trong nhà xây đang sinh sống và hoạt động kiếm mồi ở các vùng lân cận nghe tiếng khảo sát tìm đến. Nhưng có nhiều đàn chim yến khi nghe tiếng chim khảo sát cũng hạ thấp tầm bay, không xuống thấp gần loa phát, quan sát rồi bay đi luôn là những chim yến ở đảo Cù lao Chàm Hội An, Đảo Yến Bình Định, các hòn yến của Khánh Hòa bay vào trong nội địa các vùng rừng bụi, cánh đồng lúa kiếm mồi ăn côn trùng, hoặc có thể là những đàn chim yến trong nhà trên đường di chuyển đi hay về, nghe tiếng khảo sát hạ thấp tầm bay và bay đi luôn. Những chim yến đảo này sau khi kiếm ăn sẽ về trú ở các đảo yến cũng như những đàn chim đi ngang, rất khó thu hút dẩn dụ chúng vào sống trong những nhà yến xây khi môi trường sống ở đảo còn thuận lợi.

-   Có suy luận là những quần thể chim yến sống ở TP. HCM, tỉnh ĐBSCL và các tỉnh ven biển miền trung có sự sai khác biệt nhỏ với các quần thể chim yến sống các tỉnh phía Nam. Đã có những kiểm nghiệm về tiếng gọi chim kêu có sai khác ở hai vùng miền khí hậu, khả năng tới hạn của chim yến với sự thay đổi thời tiết, môi trường nơi đang sinh sống.

-   Chất lượng tổ yến về mức độ hòa tan trong nước cũng khác nhau, tổ yến miền Trung trong quá trình hấp chín để sử dụng ít bị hay không bị tan trong nước, sợi tổ yến không bị biến tính còn nguyên sợi và chỉ hút nước trương nở. Có suy luận là do nguồn côn trùng làm mồi ăn cho chim yến ở vùng miền các tỉnh ven biển có hàm lượng chitin cao, một số enzyme trong nước miếng chim yến đã chuyển hóa Chitin thành Chitosan và do Chitosan không tan trong nước.

4/ Khu vực kiếm ăn, đường chim bay, khả năng làm tổ trên đất liền của chim yến ở tỉnh Bình Định và Phú Yên:

-   Chim yến nhà tại tỉnh Bình Định thường kiếm mồi tại một vài khu vực thuộc huyện Tuy Phước, huyện Tam Quan Bắc và tại thành phố Quy Nhơn. Vào thời điểm sinh sản, chim yến thường bay kiếm ăn gần khu vực sinh sống như dọc bán đảo Phương Mai. Tại những khu vực này có đồng lúa, có sông, có đầm nước ngọt, có chợ, núi thấp che phủ bởi một số loài cây cao, xen kẽ với nhiều cây ăn trái, độ ẩm cao, nhiều côn trùng,…Đây là điều kiện vĩ mô tốt cho chim yến

-   Đường bay của chim yến từ đảo vào đất liền kiếm ăn là hướng Đông-Đông Nam và chiều về
tại đảo từ hướng Tây Nam. Ở Bình Định, vùng hoạt động kiếm ăn, khu vực tắm uống nước thường xuyên trong năm của chim yến là tại một vài xã phía Đông Bắc huyện Tuy Phước là xã Phước Nghĩa, Phước Thuận và ở Phú Yên là khu vực đồng bằng sông Ba, nơi có môi trường vĩ mô lý tưởng cho chim Yến.

5/ Điều kiện khí hậu, môi trường trong nhà thích hợp để chim Yến sinh sống làm tổ:

     Nhiệt độ trong nhà yến là từ 26-31°C, tuy nhiên tùy theo vùng miền, chim yến vẩn có thể chấp nhận sống trong điều kiện nhiệt độ trung bình bên trong nhà không đồng đều như tháng 6 có nhiệt độ trung bình cao nhất 30oC - 34oC, tháng 12 có nhiệt độ trung bình thấp nhất 19oC- 20,5oC.

    Trong môi trường ẩm độ 74% - 85%, số lượng cá thể chim yến làm tổ trong mùa sinh sản luôn cao và tương đối ổn định hơn trong môi trường độ ẩm cao. Chim yến vẩn chấp nhận làm tổ và sinh sản ở môi trường ẩm độ cao 89-92% nhưng sản lượng có thể giảm 15-18%, trường hợp này rất dể bị tổn thương cho các vật dụng trang thiết bị trong nhà yến. Chim yến không vào làm tổ khi độ ẩm luôn thấp dưới 74%. Cường độ ánh sáng trong nhà yến phải dưới 50 lux. 

    Hiện nay, ở Thái Lan có một nhà yến, ở Malaysia cũng có 1 nhà yến có cường độ ánh sang trong nhà dưới 50 lux, đèn neon được mở sang 24/24, chim vẩn ở và làm tổ bình thường, số lượng trên vài ngàn con, khi tắt đèn, chim không chịu ở bay ra khỏi nhà yến, chỉ khi nào mở đèn lại chim mới vào nhà. Chúng tôi hỏi Ramed Wongphan về hiện tượng này và chúng tôi có ý kiến về phương diện kỹ thuật thì chim yến vẩn có thể thích nghi sống được thay đổi theo môi trường nhưng điều quan trọng là vùng cung cấp thức ăn. Một số nhận định trước năm 2006 của nhiều chuyên gia Indonesia và Malaysia có thể phải được suy nghĩ lại về môi trường sống của loài chim yến cho tổ trắng ).

6/  Hướng lỗ ra-vào của nhà yến: 

    Theo kết quả nghiên cứu chim yến sống ở các đảo thì các cửa hang tự nhiên đều ở trong 3 hướng là Đông, Nam và Bắc. Ở hang cửa hướng Đông chiếm 55,6%, hướng Nam và hướng Bắc chiếm 44,4%. Chim Yến thường chọn hang có cửa hướng Đông là do có sự tương thích về thời gian và chu kỳ chiếu sáng. Hướng lỗ ra vào của các nhà yến cũng thường được bố trí theo các hướng này. 

    Phần lớn là chọn theo hướng Bắc và hướng Nam vì chủ nhà yến nghỉ rằng cần giảm bớt cường độ ánh sáng chiếu vào nhà yến để đạt được cường độ ánh sáng dưới 0,02 lux mờ tối. 

    Chọn theo hướng Đông, nếu chuồng cu nằm ở một phần ở giữa nhà yến thì có một phần trong nhà yến bị ảnh hưởng nhưng cường độ ánh sáng dưới 50 lux không ảnh hưởng đến sinh hoạt chim yến, nếu chuồng cu nằm ở cuối nhà yến cùng hướng Đông thì toàn bộ nhà yến cường độ ánh sáng dưới 0,02 lux, nếu chuồng cu nằm ở cuối nhà yến là hướng Tây thì toàn bộ nhà yến cường độ ánh sáng dưới 50 lux và chỉ cần chỉnh sửa ở phòng chim bay dạo. Tuy nhiên vẩn có nhà chim yến mở lỗ ra-vào ở hướng Tây và chim yến vẩn về tốt.

7/ Chu kỳ hoạt động ngày đêm của chim yến tại nhà yến:
Chim yến hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Thời điểm chim Yến rời nhà được ghi nhận là từ 5g28-5g36 phút sáng (trong khoảng thời gian khoảng 17-18 phút) & về nhà là 16g55- 17g15 phút chiều (khoảng 86- 87 phút). 
    Tuy nhiên, các thời điểm này sẽ có sự dao động qua các tháng và nhân tố chi phối sự dao động này là sự thay đổi chu kỳ chiếu sáng và các hoạt động của chim trong mùa sinh sản. Số lần rời và về nhà yến trong ngày theo thay đổi đời sống chim yến theo mùa sinh sản và rất rỏ ràng. 

    Trong mùa sinh sản chim yến rời và về nhà yến, thời kỳ chim ghép đôi và làm tổ 1 lần/ngày, thời kỳ chim đẻ và ấp trứng 2 lần/ngày, thời kỳ nuôi và chăm sóc con non 4-5 lần/ngày

8/ Đặc điểm và tập tính sinh sản của chim yến: 

  Chim yến trưởng thành 3-4 tháng tuổi và bắt đầu ghép đôi tìm nơi ở mới, trưởng thành sinh dục 7-8 tháng tuổi. Thời gian sinh sản của chim yến tổ trắng bắt đầu từ tháng 12 và chấm dứt vào tháng 7 của năm sau.
Các hoạt động trong mùa sinh sản gồm ghép đôi, giao hoan, giao phối thường xảy ra trong tháng 12, xây tổ từ tháng 1-4, đẻ trứng tháng 5, trứng nở tháng 6, chim non rời tổ tháng 7.

  Chim yến ghép đôi vào buổi sáng sau khi rời hang và buổi chiều trước lúc vào hang khoảng 30 phút. Chim bay lượn thành từng đàn, từng nhóm nhỏ, từng đôi trước cửa hang và liên tục phát ra tín hiệu tìm “bạn tình” để ghép đôi và giao hoan. Thường buổi sáng vào lúc 6 giờ, khoảng 60-70 % số lượng chim trong nhà yến, buổi chiều số lượng chim giao phối ít hơn khoảng 5-10% nhưng kéo dài từ 5g30-6 g. Chim yến giao phối trong khi bay.

- Chăm sóc con non: Chim non mới nở 1 ngày tuổi là đã phát tín hiệu đòi ăn. Khi xuất hiện lông cánh, chim non bắt đầu vỗ cánh tập bay. Số lần vỗ cánh tăng theo tuổi, từ lúc nở cho đến khi rời tổ bay kiếm ăn theo đàn khoảng 40 – 50 ngày. Chim bố mẹ bắt đầu mớm mồi cho chim con, một ngày trung bình 3 lần/ngày, nhiều nhất là 7 lần/ngày và ít nhất là 2 lần/ngày. Thời điểm mớm mồi tập trung vào lúc 7 giờ sáng và 19 giờ tối trong ngày.

9/ Chim yến tổ trắng sống theo bầy, nhiều bầy, nhiều thế hệ thành quần đàn trong nhà yến. 

    Thời điểm tuổi chim trưởng thành bắt cặp kết đôi không giống nhau nên trong nhà yến lúc nào cũng có chim làm tổ, chim ấp trứng, chim non đòi mồi… vì thế việc khai thác tổ yến kéo dài quanh năm nhưng tập trung vào tháng 3 và tháng 7 là nhiều nhất.

10/ Vùng hoạt động của chim yến trên không trung

Những ngày trời trong, ít mây chim hoạt động trên cao 80-200 mét, những ngày trời âm u nhiều mây chim hoạt động ở tầng thấp 30-80 m để kiếm mồi ăn, nguyên nhân là do sự thay đổi tầng hoạt động của các côn trùng bay trong ngày.
Chim yến khi bay trong không trung có thể khi đạt độ cao có thể ngưng bay và thả rơi tự do cho đến độ cao nhứt định sẽ bay lượn lại, nhiều người cho là chim ngủ trên không trung.

11/ Sự thay đổi thời tiết và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động của chim yến
-   Những tháng, những ngày thời tiết thay đổi, lúc giao mùa, khi mùa nắng chuyển sang mùa mưa trước lúc xuất hiện những cơn dông, chim yến sẽ hoạt động ở tầng thấp và lúc này chúng xuất hiện sẽ bay đảo lượn chung quanh các nhà yến với số lượng nhiều gấp 2-3 lần so với mức chim đang hoạt động của nhà yến và của khu vực nhưng sau khi cơn dông qua đi hay thời tiết trở lại bình thường chim không còn xuất hiện nữa.

-   Trời nóng bức hanh khô, bầu trời trong xanh, trong khu vực có những đám khói và nhiều tác nhân khác có thể tác động đến sinh hoạt thường xuyên của những đàn chim yến đã ở trong nhà yến, chúng sẽ lảng vảng trên khu vực trên cao 100-150 m để săn mổi và chỉ về nhà yến khi thật tối trời.

-   Xuất hiện địch hại như chim cú, đại bang, diều hầu hay chim cắt … nhứt là ở những nơi có nhiều cây cao như cao su, đước … chim yến sẽ rút bay lên tầng cao để tránh tầm tấn công của địch hại. Chim chờ đến khi những con địch hại này bay đi mới về nhà yến. Đáng sợ nhứt là ở những lùm cây cao, cú mèo ẩn núp, khi chạng vạng tối đến (5-6 g30 chiều) chúng kêu lên, chim yến sở sẽ bay tản đi nơi khác.

    Trong những trường hợp này, nếu các yếu tố nội tại trong nhà yến vẩn bình thường, sau khi các yếu tố bên ngoài không còn tạo nguy hiểm cho đàn chim yến, chim sẽ bay về nhà yến tối hơn sau 19 giờ hoặc chim phải tạm trú ở các nhà yến khác chờ khi tình hình tốt mới bay về nhà. Chim cú rất đáng sợ nên ở những nhà yến có nhiều cây cao chung quanh nhà nên theo dỏi và xua chúng đi, cũng nên vào bên trong nhà yến nên có những địch hại nào và bắt chúng đi.

12/ Vùng hoạt động kiếm ăn của chim yến không cố định

    Vùng hoạt động kiếm ăn của chim yến không cố định, thay đổi theo sự xuất hiện của côn trùng mồi ăn nên có thể thay đổi nhiều vùng hoạt động trong năm, tùy theo thời tiết và môi trường thiên nhiên sản sinh côn trùng. Điều này có thể giải thích khi chọn các vùng, các khu vực mới có thể xây dựng nhà yến hay phát triển thành các làng chim yến là tùy thuộc vùng sản sinh côn trùng bền vững hay dể bị suy thoái

Chủ đề 5: Luân chuyển không khí trong nhà yến

(Nguồn: Diễn đàn yến sào Việt Nam - Mr. Tư Chung)

Một nguyên nhân gây thất baị cho nhiều nhà yến ít được quan tâm, đó là theo dõi, xử lý, luân chuyển các dòng không khí trong nhà yến

    Tôi có vào thăm hơn 100 nhà yến, trong đó có vài chục nhà yến do tôi chịu trách kỹ thuật và vài chục nhà yến bị thất bại chim về ít hoặc không về do tôi được mời đến.. Các chủ nhà yến thường hỏi tôi ánh sáng như thế này đã đạt chưa? Ẫm độ, nhiệt độ cài đặt như thế này được chưa? Cách bắt loa, âm thanh, tiếng chim được chưa?, Tôi đã phải trả lời là chim yến có thể sống và làm tổ ánh sang dưới 50 lux, để biết ánh sáng trong nhà yến đạt là chỉ cần nhắm mắt vài giây và khi mở mắt ra thấy ván tổ là được, còn về nhiệt độ, ẩm độ thì đã có máy móc đo rồi và hiệu chỉnh nhiệt độ 26-30oC, ẩm độ 75-95% tùy theo chất liệu của thanh cho chim yến làm tổ ván hay lam cement, đá ong chẻ. Tuy nhiên thực tế thì trong nhà yến ở vùng nào ấm, nhiệt độ 28-30oC, ánh sáng dưới 2 lux và ẩm độ không dưới 73% thì chim tập trung làm tổ trước rồi mới tới các vùng khác khi chim về ở nhiều. Và trong những câu hỏi thường gặp của các chủ nhà yến dành cho tôi, chưa ai hỏi là “ Không khí trong nhà yến có được không hay có luân chuyển tốt không ?” 

    Rõ ràng để một nhà yến lôi cuốn được chim về ở các yếu tố về môi trường phải thực hiện đồng bộ, nhưng yếu tố “ Không khí trong nhà yến luân chuyển với mức độ nào “ thường bị bỏ qua ,và đây là một yếu tố quan trọng để chim yến sau khi vào thăm dò và có quyết định ở lại hay không trong thời gian đầu của nhà yến từ 2-3 tháng? Trong thời gian đầu chim yến vẫn đến thăm viếng và trú ở ban đêm, nhưng sau 1-2 tháng số chim ở lại giảm dần và đến thời gian làm tổ gần như vắng bóng chim quần đảo trên nhà yến. 

    Hiện tượng chim yến về, quần đảo thải phân dính khắp tường thông tầng hay lác đác vài con, vào trong một nhà yến mà âm thanh, nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng đều đạt là do không khí trong nhà yến không luân chuyển đúng yêu cầu, được chuyển động từ dưới lên và thoát ra lổ ra-vào vào các lổ thoát khí được bố trí đúng. 

    Nhiều nhà yến bố trí lổ thông khí rất nhiều nhưng chim không về vì không đúng, trong lúc có những nhà yến bố trí lổ thoát khí đúng thì chim về ở nhiều ...và điều này làm giúp tôi khẳng định quan điểm là “ Nhà yến làm đúng kỹ thuật, chắc chắn chim về ở, mỗi năm tăng đàn càng nhiều, nhà yến làm không đúng kỹ thuật thì không thể thành công được vì chim không ở được, yếu tố lộc trời cho là số lượng chim về ở ngày mỗi nhiều mà ai cũng mong ước có vài kg tổ /tháng”

    Yếu tố không khí luân chuyển trong nhà yến, theo tôi rất quan trọng so với các yếu tố môi trường khác trong nhà yến. Đây là yếu tố mà nhiều nhà yến ở dể bị vướng và dẩn đến tình trạng nấm mốc, không khí trong nhà yến luôn nóng hấp chim không thể ở được. Việc chỉnh sửa phải đục phá tốn kém với việc sửa chữa các yếu tố khác trong nhà yến. 

    Tôi thường nhận nhiều câu hỏi “ Tại sao khi nhiệt độ cao đã phun sương tạo ẩm trên 90-95% mà nhiệt độ vẩn cao không giảm” Đây là điều đáng sợ cho nhà yến khi vướng vào trường hợp “ nhiệt độ cao, độ ẩm cao” không những không có chim ở mà chỉ trong thời gian ngắn là ván bị nấm mốc xâm hại ngay.

    Việc sửa chữa giúp hệ thống thông khí đạt yêu cầu giúp không khí trong nhà yến luân chuyển là hoàn toàn không khó và không tốn kém nhưng phải tùy vào nhà yến mà có cách sửa chữa phù hợp và hạ sách là phải dùng quạt hút cưởng bức hút không khí bên ngoài vào và ép luân chuyển ra lổ ra-vào.

    Một khảo sát tại nhiều nhà yến ở Malaysia cho thấy tốc độ không khí luân chuyển trong nhà yến cần phải đạt từ 0,1 m/s đến 5 m/s thì số lượng chim về ở nhiều và đây là chỉ số không khí trong nhà yến luân chuyển bình thường theo định luật đối lưu không khí, hoàn toàn không phải là hiện tượng gió thổi lùa vào trong nhà yến, khi bên ngoài nhà yến có gió thổi mạnh.. 

Nhiều chủ nhà yến, khi tôi đo tốc độ không khí luân chuyển bằng cảm nhận hay bằng dụng cụ đo tốc độ gió và kết luận không khí luân chuyển không đạt cần phải sửa chữa thì họ vẩn cho rằng nhà yến của họ mát rười rượi khi gió bên ngoài thổi mạnh vào các lổ thông khí mà họ đã làm.

    Tôi có vào thăm nhiều nhà yến mới đang xây dựng ở nhiều nơi và thấy nhiều nhà yến làm ở mỗi tầng hai hàng lổ cách nhau 40-50 cm và nằm giữa chiều cao trên dưới của tầng nhà, làm nhiều lổ, mỗi lổ cách nhau 40-60 cm. Tôi có hỏi các kỹ sư xây dựng, chủ thầu thi công và chủ nhà yến về có tính toán gì khi chừa các lổ ở vị trí này và họ trả lời là thấy các nhà yến có chừa lổ thì họ chừa và không biết đặt ở vị trí nào là đúng.
Hiện nay, ở Thủ Thừa Long An đang xây dựng một làng chim yến với qui mô 60 nhà, và đã xây dựng hoàn chỉnh 2 nhà, còn 4 nhà đang xây dựng với các nhà kỹ thuật Malaysia, họ dự kiến sản xuất chim yến giống thả nuôi ngay từ đầu với trứng yến nhập từ Indonesia và Malaysia, ấp nuôi tại nhà yến mà cách này ở Việt Nam , công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện thành công. Cách bố trí các lổ thông khí rất đơn giản và bình thường như những nhà yến ở Việt Nam xây dựng do những chủ nhà yến và nhà kỹ thuật có hiểu biết tính toán đúng đến yêu cầu thông khí trong nhà yến.

Tin rằng, trong số 60-70% nhà yến đã xây dựng ở Việt Nam và các nhà yến sẽ xây dựng nên tính toán bố trí các lổ thong khí đặt đúng vị trí để nhà yến thành công.

Chủ đề 04: Nguyên nhân thất bại của nhà yến Việt nam

(Nguồn: Diễn đàn yến sào Việt Nam - Mr. Tư Chung)

    Ở Việt Nam, nghề nuôi chim yến phát triển từ năm 2008. Trước năm 2008 có khoảng 5-6 nhà yến do chim yến tự nhiên đến cư trú. Sau khi phát hiện, chủ đầu tư cải sửa thành nhà nuôi chim yến để nhận “Lộc Trời” như nhà yến Mười Thiết Long Bình Tiền Giang (1998), nhà sách Tuy Hòa Phú Yên (2004), nhà ở chợ Hà Tiên Kiên Giang, nhà hát Thanh Bình Phan Rang (2004), chùa Phước Thiện Tuy Phước Bình Định (2006).
Khi biết có chim yến định cư tự nhiên trong những căn nhà bỏ trống ở Việt Nam, người Malaysia đã đến vùng Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn Cần Giờ TP. HCM đầu tư xây dựng nhà yến
.

    Trong 5 năm (2008-2012),Việt Nam có khoảng 1.800-2.000 nhà yến hoạt động, dù được đánh giá là bùng phát nhanh nhưng so với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì tốc độ này còn khiêm tốn. Ở Indonesia, năm 2006 đã có 160.000 nhà, đến năm 2011 là 200.000 nhà yến. Ở Malaysia trước năm 1996 chỉ có vài chục nhà, đến năm 2012 là có 60.000 nhà yến. Ở Thái Lan, nghề nuôi chim yến khởi phát từ năm 2004, đến nay đã có hơn 5.000 nhà và ở Campuchia có trên 2.500 nhà. Ở Philippine có hơn 3.000 nhà yến và được đánh giá là phát triền nghề nuôi chim yến bền vửng.

    Nghề nuôi chim yến tại Việt Nam, các chuyên gia đầu ngành công nghiệp nuôi chim yến ở Indonesia, Malaysia đánh giá là thuận lợi vì môi trường tự nhiện phù hợp với đặc tính sinh lý sinh thái của chim yến và kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà đang ở trong thời kỳ nuôi công nghiệp kỹ thuật tích cực có đầy đủ vật tư, dụng cụ và thiết bị trang bị cho nhà yến do Indonesia và Malaysia cung cấp. Tư vấn kỹ thuật xây dựng nhà yến ở Việt Nam có đủ xuất xứ và đủ nguồn gốc, kỹ thuật Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

    Sau hơn 5 năm nhìn lại, đã có những khẳng định là nhà yến ở Việt Nam không thành công mà tỷ lệ thất bại cao hơn 60% và có thể là 70%. Ở Indonesia và Malaysia, nhiều nhà yến bị thất bại là sức tải môi trường giới hạn nay không còn khả năng cung cấp mồi ăn côn trùng còn ở Việt Nam là do sai sót chủ quan kỹ thuật.


1/ Sự khác biệt về điều kiện khí hậu môi trường của Indonesia và Malaysia với Việt Nam 

-   Khí hậu môi trường của Indonesia và Malaysia là khí hậu nhiệt đới hải đảo xích đạo gió mùa có nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa gần như phù hợp hoàn toàn với đời sống sinh lý sinh thái của chim yến. 

    Cấu trúc nhà yến tại đây không phức tạp tính toán đến nhiều về điều kiện khí hậu tại chỗ. Hệ thống thông gió là những lổ khoét trên tường, dùng các co khuỷu để giảm bớt ánh sáng và giảm gió lùa trong nhà yến. Môi trường tự nhiên phù hợp nên chủ nhà yến ít quan tâm nhiều đến tạo ẩm trong nhà yến, mỗi nhà yến chỉ đề 1-2 máy tạo ẩm trong chuồng gà ( Humidity Chicken Farming Machine) trong nhà yến và gần như không sử dụng. 

-   Khí hậu môi trường của Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng là rìa lục địa và chia ra làm 4 miền vùng khí hậu khác nhau, trong mỗi miền vùng khí hậu cũng có khác biệt. 

    Ở vùng Tây Nam bộ và Đông Nam bộ thì nhiệt độ trung bình hàng năm cao hơn 28ºC, biên độ dao động cao 12ºC, nhiệt độ cao nhất là 40°C , trong mùa mưa lượng mưa cũng thay đổi, có nhiều ngày mưa liên tục độ ẩm trên 95% nhưng cũng có nhiều ngày khô hanh độ ẩm ở các vùng ven biển 56-62% , còn ở vùng sâu trong nội địa chỉ còn 45-48% 

    Ở các tỉnh ven biển miền Trung thì nhiệt độ trung bình hàng năm thấp hơn 28°C biên độ giao động rất rộng 14 °C , nhiệt độ cao nhất trên 42°C và thấp dưới 18°C, mưa thay đổi tủy theo mùa, có nhiều ngày mưa liên tục độ ẩm trên 98% nhưng nhiều ngày tháng khác thì khô nóng độ ẩm chỉ còn 45-50%. 

    Đưa cấu trúc nhà yến ở Indonesia vào Việt Nam mà không tính đến điều kiện khí hậu tại chỗ là chưa đúng. Bỏ tiền đầu tư, sau khi hết thời gian hợp đồng tư vấn kỹ thuật, các chủ đầu tư đã phải tự tính toán cải sửa lại hệ thống lổ thông gió, tăng cường máy tạo ẩm để vận hành giải quyết nhiệt độ, ẩm độ, nấm mốc, ánh sáng trong nhà yến.

    Ở Thái Lan, trong thời kỳ đầu cũng vậy, khi hiểu được những thiếu sót của hệ thống thông khí bằng các lổ, họ đã cải sửa gắn thêm ống nhựa cũng làm nhiệm vụ giảm ánh sang, ngăn không cho gió lùa nhưng giúp không khí trong nhà yến được dịch chuyển tốt hơn. Hiện nay, họ đã xây dựng được vài làng chim yến với qui mô 100-150 nhà yến theo cấu trúc mới được cho là phù hợp với khí hậu môi trường tại chổ ở Thái Lan.
Theo cấu trúc nhà yến của Thái Lan, một nhà yến ở Tam Thôn Hiệp do tư vấn Malaysia áp dụng xây dựng đã hoạt động được hơn 18 tháng, chủ đầu tư này cũng đã cho xây dựng theo mô hình này 3-4 nhà yến tại Tiền Giang và Long An.

    Cũng theo loại nhà yến cấu trúc này nhưng có cải sửa theo điều kiện khí hậu từng vùng đã được tư vấn Việt Nam thực hiện tại Nha Bích Chơn Thành hoạt động được 5 tháng và một nhà yến ở Tuy Phước Bình Định, một nhà yến ở Cái Dầu Châu Đốc đang trong quá trình hoàn thiện phần xây dựng.

2/ Khí hậu và môi trường ở Indonesia phù hợp hoàn toàn với đời sống sinh lý sinh thái của chim yến nên có trên 75% số chim yến của tổng các đàn chim yến ở nước Đông Nam Á sống ở đây. 

    Theo số liệu thống kê năm 2011 và có tính toán đối chiếu là tổng đàn chim yến ở các nước Đông Nam Á có khoảng 105 triệu chim yến, ở Indonesia có khoảng 50,5 triệu con chim yến tổ trắng và 31 triệu con chim yến tổ đen, ở Malaysia 12 triệu con chim yến tổ trắng và 6 triệu con chim yến tổ đen. Ở Việt Nam chỉ có 3,5 triệu con chim yến tổ trắng, chim yến tổ đen có rất ít chỉ vài trăm con..

    Với tỷ lệ tăng đàn 10,35-12,20% trong những năm này, mỗi năm thì số lượng chim non của Việt Nam đi tìm nhà yến mới chỉ khoảng 430.000-500.000 con , con số này rất thấp so với ở Indonesia là 8,5-9 triệu con và ở Malaysia là 2,5-3 triệu con. 

    Sau một thời gian làm việc ở Việt Nam, khi hiểu ra vấn đề này, nhiều tư vấn kỹ thuật Malaysia ký hợp đồng kỹ thuật với chủ nhà đầu tư là chỉ còn cam kết chịu trách nhiệm thực hiện bảo trì trong một năm và nhà yến có chim có tổ, mặc dù nhà yến được trang bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị, vật tư, chất tạo mùi của Malaysia mang sang theo hướng cạnh tranh tích cực kỹ thuật để lôi cuốn dẩn dụ chim về còn các tư vấn kỹ thuật Việt Nam cũng vậy. 

    Ở Indonesia và Malaysia, nhà yến xây dựng xong, hoạt động khoảng 2-3 tháng, là gần như nhà yến nào cũng có chim về ở vài trăm con có khi cả ngàn con, ngược lại ở Việt Nam chủ đầu tư, tư vấn kỹ thuật phải đếm tính từng cặp.

    Ở Indonesia và Malaysia, số chim yến tăng đàn mỗi năm mỗi lớn, nhu cầu tìm nhà yến mới của chim non nhiều nên nhà yến nào có môi trường khí hậu phù hợp là chúng vào ở… chim tìm đến nhà yến . 

    Ở Việt Nam, hiện nay, chim yến tăng đàn mỗi năm không nhiều, chim non cũng tìm đến các nhà yến mới xây dựng thăm dò và ở lại theo cách… nhà yến chờ chim đến. Tình trạng này, nhiều Tư vấn kỹ thuật phải ước có nhiều cơn bão gió mạnh cuốn theo những đàn chim yến của Indonesia và Malaysia vào sâu trong đất liền của Thái Lan và Việt Nam.

3/ Sai lầm trong kỹ thuật xây dựng và tư vấn kỹ thuật nhà yến 

    Tư vấn kỹ thuật xây dựng nhà yến ở Việt Nam có đủ xuất xứ và nguồn gốc từ kỹ thuật Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Thời gian đầu gần như chủ đầu tư chủ quan giao hết cho tư vấn kỹ thuật chịu trách nhiệm, sự thất bại của nhà yến, tư vấn kỹ thuật chịu trách nhiệm nhưng chưa thấy chủ nhà yến nào khiếu nại tư vấn kỹ thuật. Có rất nhiều hoàn cảnh, khi nhà yến hoạt động, lúc đầu chủ nhà yến gọi, tư vấn đến liền, sau đó chậm chậm hơn và có khi không đến luôn, sẵn sàng bỏ luôn tiền bảo hành kỹ thuật.
Không nói đến những người biết cầm bay, biết đóng ván đã theo phụ nay ra làm kỹ thuật, chủ đầu tư bị thuyết phục, nhà yến thất bại là do lỗi của nhà đầu tư. Cũng có một số công ty tư vấn kỹ thuật hoặc do chưa làm tròn trách nhiệm hoặc chưa đủ trình độ chuyên môn làm nhiều nhà yến thất bại. 

4/ Những người hành nghề tư vấn kỹ thuật nghề nuôi chim yến.

Chưa có một trường lớp nào dạy về nghề nuôi chim yến.
Một số người Việt Nam qua Indonesia tham gia 3 buổi trình bày của Hary K. Nugroho về kiến thức cơ bản về sinh lý sinh thái, cách xậy nhà yến, chế biến tổ yến và ấp trứng nuôi chim con, được đưa đi thăm quan 1-2 nhà yến và kết thúc được phát cho tờ chứng chỉ là đã được tham gia với chi phí 2.000 USD chưa kể ăn ở và vé máy bay đi về. Tờ giấy này không nói được điều gì ngoài việc là Hary K. Nugroho xác nhận họ đã nghe ông ta nói với thời gian nói chỉ được hơn 6 giờ. 

    Tiến sĩ đã nghiên cứu về sinh lý sinh thái chim yến, Tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Kỹ sư Nông lâm súc hay Sinh học hay hướng dẩn viên du lịch, thông dịch viên hướng dẩn, ông thầu xây dựng nhà yến và người thợ biết đóng ván, gắn loa đều có thể làm tư vấn kỹ thuật được miển là họ có kinh nghiệm thực tế thực hiện nhiều nhà yến thành công và có tri thức về ngành nuôi chim yến và có trách nhiệm kỹ thuật. 

    Thực tế và đây là tâm sự của một tư vấn kỹ thuật của Malaysia hành nghề hơn 4 năm ở Việt Nam và luôn có sự giúp đỡ kỹ thuật của các người đồng nghiệp ở Malaysia là chủ nhà yến luôn tìm mọi cách thuyết phục giảm chi phí kỹ thuật phục vụ cho nhà yến xuống tối đa và đến mức không còn chổ giảm được nữa. Điều này cũng đồng nghĩa là mức độ thành công của nhà yến rất thấp và chắc chắn sự gian dối phải có giảm bớt vật tư, dụng cụ lắp đặt và chất lượng không đạt. 

5/ Chủ đầu tư, người quyết định thành công của nhà yến 

    Để có quyết định đúng khi đầu tư xây dựng nhà yến, nhà đầu tư thường tự tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin về nghề nuôi chim yến, báo đài, tài liệu sách vở trong và ngoài nước cũng như qua các nhà tư vấn kỹ thuật. 

    Các người hành nghề tư vấn kỹ thuật rất thích được làm việc với chủ đầu tư đã tìm hiểu rỏ các vấn đề kỹ thuật nuôi chim yến, họ rất dể làm do có thể tranh luận kỹ thuật khi gặp những vấn đề phức tạp nảy sinh. Trong hợp đồng tư vấn kỹ thuật, bên tư vấn có điều khoản là nếu hai bên không thỏa thuận được về tính kỹ thuật của vấn đề thì ý kiến của người tư vấn kỹ thuật sẽ được ưu tiên cho thực hiện. 

    Thực tế có rất ít chủ đầu tư có thời gian để tìm hiều sâu vì họ phải lo công việc đang kinh doanh và thường giao hết trách nhiệm cho tư vấn kỹ thuật. Những nhà yến này, nếu gặp những bên tư vấn kỹ thuật có kinh nghiệm có trách nhiệm, dể thành công vì khi nhà yến hoạt động nếu phát sinh những khiếm khuyết kỹ thuật thì bên tư vấn kỹ thuật sẽ dể nhìn được vấn đề cần giải quyết để khắc phục.

    Và có một số nhà đầu tư cũng tìm hiểu nghề nuôi chim yến, có thể rất sâu đi vào kỹ thuật chuyên môn hoặc phơn phớt nhưng với kiến thức hiểu biết phong phú và tính toán chủ quan họ tự quyết định cho thầu thi công hoặc cũng có thể nhờ tư vấn kỹ thuật nhưng nhiều hạng mục xây dựng giải quyết kỹ thuật nuôi chim yến họ tự quyết định theo cái đúng chủ quan của họ.

    Tại hồ Dầu Tiếng Bình Dương, một số thợ xây dựng nhà yến khi gặp phải chủ đầu tư dạng này đã phải thán phục và gọi ý kiến của chủ đầu tư là “ kỳ quái, không giống nhà yến mà là nhà ma” khi chủ đầu tư cho làm ở mỗi tầng nhà một gác lửng rộng 5 x 15 m cáo 1,5 m đóng ván cho chim làm tổ.

    Một nhà yến 8 x 20 m, 1 trệt 2 lầu và một nhà yến 5 x 25 m, 1 trệt 3 lầu, ở Bà Rịa và Rạch Gía, tầng 1 và 2 lắp lam cement, tầng trệt đóng ván. Máy phun sương tạo ẩm chỉ đặt ở tầng 1 và 2, không đặt ở tầng trệt nhưng ván bị nấm mốc xâm hại , trị triệt nấm được 30-40 ngày thì bị nấm mốc lại, lý do là chủ nhà yến phải tạo độ ẩm trên 95% cho các tầng trên dùng lam cement để cho chim làm tổ, kết quả độ ẩm ở tầng trệt, dù không phun sương vẩn cao trên 95%, ván bị nấm mốc không thể tránh khỏi 

    Kết quả nhà yến không thành công cho đến khi chủ đầu tư hiểu ra những tính toán sai lầm của mình và cho sửa chữa khắc phục.

6/ Tài chính dành cho nhà yến

    Các nhà đầu tư nhà yến ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan, khi quyết định xây nhà yến là quyết định kinh doanh và họ tính đến lải lổ, thời gian thu hồi vốn và có kế hoạch tài chánh đầy đủ từ khảo sát kỹ thuật, xây dựng, lắp đặt vật tư thiết bị bên trong, vận hành và duy trì kỹ thuật để đảm bảo thành công. Họ tự tin thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chánh theo qui định của nhà nước, được cấp phép xây dựng nhà yến và chính quyền quản lý sau phép về vệ sinh môi trường, dịch tể cho y tế công đồng. Nhà yến được cấp phép xây dựng nên phải có thiết kế hoàn chỉnh từ các số liệu nghiên cứu, khảo sát thực tế các vấn đề liên quan để đãm bảo chất lượng công trình, đãm bảo kỹ thuật cho chim yến đến ở. Chủ đầu tư, nhà thi công và người kỹ thuật chịu trách nhiệm về phần việc của mình và hưởng lợi ích sẽ có trong quá trình xây dựng và hoạt động của nhà yến. 

    Ở Việt Nam, đầu tư xây nhà yến, chủ đầu tư cũng tính hiệu quả kinh doanh, thời gian thu hồi vốn và có kế hoạch vốn nhưng thiếu cụ thể nên dể bị các yếu tố khách quan tác động làm vốn đầu tư tăng do không dự trù đủ nên gặp khó khăn trong kế hoạch vốn. Và có thể dẩn đến các trường hợp: 

-   Không được cấp phép xây dựng nhà yến, phải xin xây nhà dân dụng rồi tự cải sửa bên trong để làm nhà yến. Không cần thiết kế thì nhà đầu tư có thể không cần đến thiết kế kỹ thuật xây dựng nhà yến và cũng có thể không cần đến chuyên môn kỹ thuật mà chỉ cần người đóng ván, gắn loa và phun mùi. 

-   Không cấp phép xây nhà yến mà ai cũng biết là xây nhà yến nên sẽ phát sinh nhiều khoản phí không phục vụ cho nhà yến. Nhiều chủ nhà yến đẩy các khoản phí này cho thầu thi công, thầu thi công bắt công trình nhà yến gánh nên chất lượng công trình bị giảm sút.

-   Nhìn những nhà yến thành công và thành công nổi trội, chủ đầu tư không cưởng nổi ý định đầu tư và trong nền kinh tế đang khó khăn và kinh doanh nhiều rủi ro, chọn đầu tư nhà yến là kênh tương đối còn thấy có hiệu quả và hiệu quả mỗi năm có thể gia tăng nhưng thấy nhiều nhà yến thất bại má không được biết chính xác nguyên nhân nên nhà đầu tư phân vân nên khi quyết định đầu tư sẽ tìm cách giảm thiểu thiệt hại và tự trấn an bằng cách gọi là làm thử để có thất bại thì nhà yến biến thành nhà ở, không được thì thành nhà kho và không được thành nhà ma nên lúc nào cũng tìm mọi cách giảm chi phì, tiết kiệm vật tư thi công và chất lượng công trình giảm, tự nhờ thợ đóng ván gắn loa. Có trường hợp, chủ đầu tư đến gặp nhà tư vấn kỹ thuật xin được tài liệu, bản vẻ thiết kế về tự xây dựng, tự mở lổ ra-vào, tự tổ chức đóng ván, gắn loa, và kết quả “ Lộc trời vẩn còn mịt mờ” 

    Một chủ đầu tư xây một lúc 3 căn nhà yến 10 x20 m ở ven hồ Dầu Tiếng Bình Dương với đơn giá thi công giảm hơn 30% so với xây dựng những nhà yến bình thường, sau giảm thêm 10%, tường xây 2 lớp đặt ống thông hơi thẳng trong ra ngoài. Chủ nhà yến có nhờ Tư vấn kỹ thuật thực hiện bên trong và giử lại một số tiền gấp ba lần tiền bảo hành theo hộp đồng. Tháng 12/2012 và 1/2013 nhà yến đã thấy có phân, chim về được vài cặp, Trong mùa nắng 2-5/2013, nhiệt độ bên ngoài là 37-38o C thì bên trong nhà yến cũng hừng hực nóng, nhiệt độ chỉ thấp hơn bên ngoài là1-1,5 oC, phun sương tạo ẩm thì hạn chế vì sợ sàn bị thấm nước, ván bị mốc, kết quả phân khô nhìn không thấy chim về. Tư vấn kỹ thuật đành phải tự bỏ tiền lắp đặt 3 máy điều hòa không khí để hy vọng chim về lấy được tiền, kết quả mỗi nhà chim về vài cặp làm tổ ở ngay khu vực có máy lạnh.

7/ Chấp nhận bỏ cuộc 

    Nhiều chủ nhà yến đã đầu tư 1-1,5 tỷ để xây dựng nhà yến, nhờ công ty tư vấn chỉ hướng dẩn thi công kỹ thuật với giá 120.000-140.000 đ/m2. Kết quả sau 1 năm không thấy phân chim cũng không thấy chim đâu, chỉ thấy chim bay vào, bay ra lổ ra-vào. Kiểm tra nhà yến phát hiện nhiều sai sót do công ty tư vấn hướng dẩn sai, chủ nhà yến mời tư vấn đến kiểm tra góp ý thì tư vấn không đến nên phải bỏ cuộc.
 
    Chủ đầu tư oán than gặp tư vấn “trời ơi” , tiền thì vay hỏi, không còn tìm đâu ra tiền sửa chữa nhà yến và duy trì nhà yến nên phảichấp nhận cùng năm tháng, chờ thời, biết đâu nhà yến lâu năm chim sẽ về. 

    Một trường hợp xảy ra khá phổ biến nhưng không giải thích được là chủ đầu tư đã bỏ 1,5-2 tỷ để đầu tư nhà yến nhưng khi nhà yến hoạt động chi phí duy trì về môi trường, về mùi thì họ lại không thích thú làm để nhà yến trong tình trạng “tiếng chim vẩn phát, trông dài mơ chim về”.

Chủ đề 02: Vệ sinh, khử trùng, bảo vệ đàn chim

(Nguồn: Diễn đàn yến sào Việt Nam - Mr. Tư Chung)



1/- Vệ sinh tiêu độc khử trùng 

Chúng tôi không có ý kiến về việc xử lý tiêu độc khử trùng của các nhà yến có chim chết do bị nhiễm H5N1, mà cùng với các chủ nhà yến xây dựng một qui trình vệ sinh, tiêu độc khử trùng trong nhà yến đang hoạt động để phòng ngừa bệnh lây lan. Đây là chuyện bình thường, nên làm định kỳ 45-60 ngày, ít tốn kém và rất có lợi cho cộng đồng.
- Thu dọn phân chim yến, đem ra khỏi nhà yến chôn lấp hay để tự tiêu hủy cho hoai dùng làm phân bón hửu cơ cho cây trồng.
- Trong thời gian chưa thu dọn phân chim yến và vệ sinh, có thể dùng men vi sinh các chủng có khả năng phân hủy phân chim yến hòa tan trong nước rồi phun lên phân chim yến trong nhà yến.
- Sau khi thu dọn vệ sinh, vẩn có thể dùng men vi sinh phun trong nhà yến để chúng tiếp tục phân hủy các chất bẩn và phân chim yến làm sạch môi trường trong nhà yến.
- Có thể dùng những hóa chất để tiêu độc khử trùng, nên chọn những sản phẫm hửu cơ có mùi tự nhiên thích hợp không xua đuổi chim yến bỏ đi.
- Trường hợp trong vùng có dịch như cúm H5N1 thì cần vệ sinh thu dọn, chôn lấp hết phân chim yến và dùng những hóa chất vô cơ hay hửu cơ để tiêu độc khử trùng.
Các chủ nhà yến có thể dùng men vi sinh BTA hay dung dịch hửu cơ FUNKIL để tiêu độc khử trùng .
* Tiêu độc, khử trùng trong nhà yến : 1 lít FUNKIL pha với 50 lít nước phun lên tường, sàn và không khí trong nhà yến. Định kỳ 30-45 ngày phun một lần.
* Tiêu độc khử trùng ngoài nhà yến:
- 1 lít FUNKIL pha với 200 lít nước phun lên tường bên ngoài nhà yến, khu vực chung quanh nhà yến.
- 1 lít FUNKIL pha với 1.000 lít nước cho vào thùng chứa phun nước làm mát mái nhà yến, chim yến tắm được rất tốt, nên làm liên tục trong 2-5 ngày khi trong vùng có dịch bệnh.
Một điều cần lưu ý là không nên sử dụng các chất tẩy rửa có nguồn gốc Chlor để vệ sinh trong nhà yến vì các chất tẩy rửa này có thể tác dụng với khí Amoniac có từ phân chim yến sẽ cho ra một loại khí độc có thể làm chết hay xua đuổi đàn chim yến bỏ đi.

2/- Diệt trừ côn trùng, địch hại 

Gián, kiến, mối, mọt, chuột và các loài chim khác ... đều có khả năng mang mầm bệnh lây truyền từ nhà yến này đến nhà yến khác, vì thế phải tiêu diệt các côn trùng địch hại này.
Trên thị trường có hai loại Soflac và TC 500 có thể dùng để diệt côn trùng được, cả 2 loại đều dùng hoạt chất Cyfluthrin nhưng Soflac chuyên trị côn trùng trong nhà ở bình thường nên có mùi hơi nặng, còn TC 500 đã xử lý không mùi chuyên dùng trong nhà yến.
Pha thuốc với nước, phun lên sàn và tường trong nhà yến ở những vùng mà côn trùng địch hại thường xuất hiện và ẩn náu.

Tổ Yến sào

Chuyên bán tổ yến sào nguyên chất ( chưa qua sơ chế ) 100%, call 0944.2222.54 - Yến Sào Hoàng Khải
Uy tín 100%
Có thể đem tận nơi cho bạn xem thử sản phẩm .

Khi mua xong, nếu bạn không hài lòng chất lượng thì tôi sẽ đến nơi thu lại & gởi lại tiền cho bạn
_________________________________


Yến sào, hay tổ chim yến, (tiếng Hoa: 燕窩) là tên một loại thực phẩm - dược phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến. Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Ở Việt Nam, yến sào được xếp vào hàng Bát Trân (tám món ăn cao lương mĩ vị). Món súp yến sào được mệnh danh là "món trứng cá caviar của phương Đông". Món yến sào đã được người Trung Hoa tiêu thụ từ cách đây 400 năm. Món súp yến sào trông giống như chất keo a dao được nấu với gia vị có bổ sung thêm một ít tinh bột, đường. Yến sào là một trong những món ăn được làm từ động vật đắt đỏ nhất, ở Hongkong giá của một bát canh tổ yến khoảng 60 USD.


Tổ yến được tìm thấy trên vách đá, hang động nơi chim yến sinh sống. Tổ yến được thu hoạch là tổ chim trắng Aerodramus fuciphagus và tổ chim yến đen Aerodramus maximus nhưng chỉ có loại tổ yến của yến Aerodramus fuciphagus là được biết đến dưới tên Yến Đảo trên thị trường. Do tính chất nguy hiểm và hạn chế số lượng đảo có thể khai thác nên loại yến sào này thường có giá cao nhất so với các loại yến sào khác trên thị trường. 

Tổ chim yến được xây trong mùa sinh sản và do con trống xây trong 35 ngày. Tổ được xây hình dạng như cái bát được dính vào thành hang đá. Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến và bện vào nhau.

1/ Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của yến sào

Trong một số tài liệu được cung cấp bởi các nhà phân phối yến sào, tổ yến được cho là có nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm, điển hình là một số loại protein và axit amin như amide, humin, arginine, cystine, histidine, and lysin. Ngoài ra, tổ yến còn được cho là chứa các khoáng chất như canxi, sắt, kali, phốt pho và magie. Về tác dụng của tổ yến, một số tài liệu cho rằng tổ yến giúp bổ phổi, cường thân, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp người bệnh nhanh phục hồi, thậm chí còn hỗ trợ bệnh nhân AIDS chống lại virus HIV.

Ở Việt Nam, các địa phương có yến sào tự nhiên là một số hòn đảo của một số tỉnh Nam Trung Bộ như tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa... Các tổ chim yến thường được làm ở các đảo trên các vách đá và việc khai thác yến sào thường rất nguy hiểm do những giàn giáo cao bằng tre, công cụ thô sơ, vách đá hiểm trở. Gần đây, một số nơi đã nuôi yến trong nhà trong thành phố để thu hoạch yến sào. Những căn nhà nuôi yến được cải tạo để gần giống với điều kiện tự nhiên nơi yến thường hay làm tổ.

2/ Phân loại yến sào

A/ PHÂN LOẠI THEO NGUỒN GỐC

Tổ Yến Hoang/Trong Ðộng (Wild/Cave Nest)


Loài yến thường sống trong các hang động được biết dưới tên Wild/Cave Nest (Yến Hoang/Trong Ðộng). Có thể vì do tính chất nguy hiểm của việc lấy tổ yến trong hang động nên loại tổ yến này thường có giá cao nhất so với các loại tổ yến khác trên thị trường. Tổ yến trong động, với những điều kiện tự nhiên trong động, thường có hình dạng giống như 1 cái chén, thân dày và chân cứng. Hình dạng tổ giống như chén sẽ giúp bảo vệ trứng hoặc yến non không bị các loài vật khác ăn mất và thời tiết. Chân tổ yến cần cứng để có thể gắn chặt vào tường vì các hang động thường có độ ẩm cao. Tổ yến loại này được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Tổ Yến Trong Nhà (House Nest)

Tổ Yến của loài yến Esculanta là loại tổ yến thường thấy ở các nhà nuôi yến. Nhiều người vẫn nghĩ rằng Yến Nhà là yến có thể nuôi được nhưng trong thực tế chúng ta chỉ có thể dựa vào kỹ thuật xây dựng và thiết kế để dẫn dụ chim yến vào nhà làm tổ chứ không thể cho chúng ăn như kiểu nuôi gà công nghiệp. Việc nuôi Yến đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, thời gian dụ yến lâu dài và đặc biệt là không thể cho Yến ăn bằng thức ăn nhân tạo do bản chất chim Yến hoang đã và chỉ có thể bắt công trùng khi đang bay. Chất lượng tổ yến phụ thuộc theo khu vực có thức ăn nhiều cho chim tìm mồi. Tổ yến có thể được thu hoạch từ 1-4 lần một năm.Chim yến sinh sản quanh năm.

B/ PHÂN LOẠI THEO MÀU SẮC 

Huyết Yến (Blood Nest)

Ðây là loại tổ yến có màu đỏ tươi và là loại có giá cao nhất trong số các màu vì hiếm hoi và có nhu cầu tiêu thụ cao. Không phải cơ sở sản xuất nào cũng có loại tổ yến này. Và nếu có đi chăng nữa thì loại huyết yến cũng chỉ có thể thu hoạch 1-2 lần trong năm với tỉ lệ rất nhỏ mà thôi. Số lượng Huyết Yến và Hồng Yến chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng tổ yến trên thị trường thế giới. Người ta cho rằng màu đỏ của Yến Huyết là do trong quá trình làm tổ, chim yến không tiết đủ nước bọt nên đã dùng máu của chính nó để trộn lẫn với nước bọt xây tổ.

Hồng Yến (Pink Nest)

Giống như Huyết Yến về giá cả và sự hiếm hoi, Hồng yến có màu cam nhưng màu sắc có thể thay đổi từ màu vỏ quýt đến màu vàng lòng đỏ trứng gà. Màu càng đậm thì giá càng cao.

Bạch Yến (White Nest)

Bạch Yến là loại tổ yến thông dụng nhất trên thị trường. Mỗi năm có thể thu hoạch 3-4 lần. Số lượng Bạch Yến (bao gồm cả 3 loài yến kể trên) bán trên thị trường thế giới chiếm khoảng 90% tổng số lượng tổ yến trên thị trường..
3/ Xác định chất lượng yến sào

Nhu cầu tiêu thụ yến sào rất lớn dẫn đến tình trạng pha trộn và làm giả yến sào ngày càng phổ biến. Những người làm giả yến sào thường pha trộn thêm các tạp chất như da cá, nấm, tảo,… để tăng trọng lượng. Hoặc sử dụng các loại thuốc nhuộm tự nhiên như karayagum, tảo đỏ hoặc nấm Tremella để nhuộm đỏ các loại yến sào màu trắng nhằm làm giả loại yến sào có giá rất cao là Yến Huyết.

 Nhiều quy trình sản xuất yến sào có bổ sung các chất bảo quản như axit boric, kali sulfite dioxide lưu huỳnh, sử dụng hydrogen peroxit để tẩy trắng yến. Đường, muối, và bột ngọt được thêm vào để tạo hương vị. Gluten, nấm trắng, thạch, da động vật và cao su tổng hợp thường được sử dụng để tạo hình dạng yến sào. Do đó các thương hiệu yến có uy tín thường phải kiểm định chất lượng của tổ yến thô trước khi đem chế biến thành phẩm.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo cách nhận biết yến sào thật giả tại đây : http://www.toyendanang.com/2014/08/cach-phan-biet-to-yen-yen-sao-that-gia.html

Đừng mua Yến sào nếu chưa đọc những thông tin này!

Chuyên bán tổ yến sào nguyên chất ( chưa qua sơ chế ) 100%, call 0944.2222.54 - Yến Sào Hoàng Khải
Uy tín 100%
Có thể đem tận nơi cho bạn xem thử sản phẩm .

Khi mua xong, nếu bạn không hài lòng chất lượng thì tôi sẽ đến nơi thu lại & gởi lại tiền cho bạn
_________________________________

Từ lâu bạn đã nghe tới rất nhiều sản phẩm từ Yến sào như: nước Yến, tổ yến, huyết yến, chè yến, soup yến...Nhưng chắc hẳn còn rất nhiều người phân vân thực chất Yến Sào là gì?

Yến sào hay Tổ yến sào thực chất chính là tổ của chim yến, một loài chim sống trong các hang sâu hoặc dưới những vách đá ở các đảo, vịnh nhỏ dọc theo bờ biển của Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines. Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến và bện vào nhau. Tổ yến hình dạng như cái bát do chim trống xây trong khoảng thời gian 35 ngày và các tổ dính vào các thành hang động hoặc vách đá. Hiện nay, một số nơi đã nuôi yến trong nhà để thu hoạch yến sào. Và chất lượng là hoàn toàn nhưYến Đảo (nếu không muốn nói là vượt trội hơn Yến Đảo rất nhiều).



Được làm từ nước bọt chim yến nhưng Yến Sào mang đến cho chúng ta một nguồn dinh dưỡng không thể chối cải:

Tiến sỹ, Lê Thúy Tươi, nguyên bác sỹ Viện Y Dược học dân tộc cho biết: "Yến sào chứa 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ và bồi dưỡng cho người già. Yến sào giàu canxi và sắt, có các nguyên tố có lợi cho thần kinh và trí nhớ như mangan, brôm, đồng, kẽm. Có nguyên tố kích thích tiêu hóa như crôm, nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như se-len. Yến sào chứa đường galactose mà không có chất béo. Phụ nữ muốn có làn da đẹp, giữ mãi nét thanh xuân nên ăn yến bởi có chứa threonine là chất hình thành elastine và collagene của da, giúp da không bị lão hóa"...

Bổ dưỡng là thế nhưng có kén người sử dụng hay không có lẻ là thắc mắc của đại đa số người tiêu dùng!

Dân gian ta từ lâu vẫn luôn e dè với các thực phẩm bổ dưỡng, bởi người ta thường nghỉ rằng chất bổ phải sử dụng đúng cách, đúng liều, đúng lứa tuổi nếu không sẽ phản tác dụng hoặc giảm hiệu quả. Vậy với Yến Sào có như vậy hay không?

- Yến sào là thực phẩm bồi bổ rất tốt cho nhiều đối tượng. Đặc biệt, một số trường hợp cần thiết phải giữ giọng như giáo viên, ca sĩ, người dẫn chương trình (MC) hoặc vận động viên thể dục cần tăng cường thể chất rất nên dùng yến đều đặn.

- Để đạt được hiệu quả bồi bổ tốt nhất, nên ăn yến đều đặn trong thời gian dài với liều lượng phù hợp (khoảng 70ml/ngày). Ngoài tổ yến thô, người tiêu dùng có thể chọn mua các sản phẩm yến sào chế biến sẵn, thích hợp dùng hàng ngày, đảm bảo hiệu quả dinh dưỡng và trên hết, tiện lợi khi làm công việc thường xuyên di chuyển.

- Thời điểm ăn yến, tốt nhất là ăn khi bụng đói: thường là buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ. Vì khi ngủ được khoảng 01giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, giúp cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng được tận dụng tối đa.

Chỉ có một số trường hợp cần chú ý là Phụ nữ có thai dưới 3 tháng tuổi và trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Bởi Yến Sào có lượng chất dinh dưỡng cao nên các trẻ sơ sinh không thể hấp thu được nên dễ dẫn đến hiện tườn đào thải như nôn ói, tiêu chảy hoặc dị ứng.

Có thể bạn chưa biết

Nhiều nghiên cứu về tác dụng của yến sào đối với sức khỏe đã chỉ ra rằng yến sào có thể kích thích tăng trưởng tế bào và biểu bì, giúp sửa chữa các tế bào bị tổn thương và tăng cường hệ thống miễn dịch. Gần đây, một số carbohydrat bao gồm axit sialic và các hợp chất glycoconjugate (phức liên hợp của chuỗi oligosaccarid với protein và lipid) được phát hiện trong yến sào là những hợp chất tham gia vào các tương tác ligand – receptor sinh học quan trọng. Các nghiên cứu cũng cho thấy yến sào có thể vô hiệu hóa virus cúm trong các tế bào và ức chế sự ngưng kết hồng cầu của virus cúm trong hồng cầu của người, gia cầm và lợn. Khả năng này có được do dư lượng của chuỗi đường syalyl trongyến sào và được cải thiện đáng kể khi được xử lý với enzyme tuyến tụy pancreatin F có chứa protease để thủy phân các glycoprotein thành các glycopeptide.

Hiện nay yến sào đang được nghiên cứu điều trị nhiễm HIV-AIDS vì nó kích thích sinh trưởng những tế bào bạch cầu có tác dụng sinh kháng thể. Yến sào cũng được khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị, bệnh nhân sau mổ giúp cơ thể phục hồi nhanh.

Vì giá Yến Sào khá cao nên đã có vô số tổ yến giả xuất hiện trên thị trường, vậy làm sao để phẩn biệt để không bị "tiền mất - tật mang"?

Tổ yến sào dỏm được ép rất tinh vi, nhìn như tổ yến sào thật. Nhiều nơi còn kết lông chim sẻ non vào để giống tổ yến sào thật nên không phải người tiêu dùng nào cũng có thể phân biệt được khi nhìn bằng mắt mà chỉ còn cách phân biệt qua màu sắc và mùi vị.

Nếu yến sào thật có màu đỏ, da cam, vàng kem, ngà thì hàng dỏm thường có màu trắng do được làm từ rau câu, bột mì và bột năng tạo độ trong và dai khi ăn. Về mùi vị, yến sào thật có mùi tanh đặc trưng nhưng không khó chịu khi ngửi và ăn. Còn yến sào dỏm thường không có mùi hoặc do ướp với cá để tạo mùi tanh nên rất khó chịu.

Sau khi nấu, sợi yến sào thật vẫn giữ nguyên hình dáng, trong suốt; trong khi hàng dỏm thường bị tan nhão, đóng cục. Riêng các loại yến sào huyết, yến hồng giả sẽ bị ra màu hoặc mất màu khi ngâm nước hoặc đem chưng cách thủy.

www.toyendanang.com

[Sự Thật] Yến Đảo và Yến Nhà Hoàn Toàn Giống Nhau !

Chuyên bán tổ yến sào nguyên chất ( chưa qua sơ chế ) 100%, call 0944.2222.54 - Yến Sào Hoàng Khải
Uy tín 100%
Có thể đem tận nơi cho bạn xem thử sản phẩm .

Khi mua xong, nếu bạn không hài lòng chất lượng thì tôi sẽ đến nơi thu lại & gởi lại tiền cho bạn

_________________________________


1.Tổ yến Đảo:

Do tính chất nguy hiểm của việc lấy tổ yến trong hang động nên loại tổ yến này thường có giá cao nhất so với các loại tổ yến khác trên thị trường. Tổ yến trong động, với những điều kiện tự nhiên trong hang động, thường có hình dạng giống như một cái chén, thân dày và chân chứng. Hình dạng tổ giống như chén sẽ giúp bảo vệ trứng hoặc yến non không bị các loài vật khác ăn mất và ảnh hưởng thời tiết. Chân tổ yến cần cứng để có thể gắn chặt vào tường vì các hang động thường có độ ẩm cao. Tổ yến loại này được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.



2.Tổ yến trong nhà:

Việc nuôi Yến đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn(xây nhà cho chim yến làm tổ, đẻ trứng, nuôi con và ngủ đêm), thời gian dụ yến lâu dài và đặc biệt là không thể cho chim yến ăn bằng thức ăn nhân tạo do bản chất chim yến hoang dã và chỉ có thể bắt & ăn côn trùng bay trong thiên nhiên, chỉ có thiên nhiên là nơi cung cấp thức ăn cho chim yến. Tùy theo màu sắc tổ yến, tổ yến trong nhà thường màu trắng ngà, tổ yến chất lượng phụ thuộc theo khu vực có thức ăn nhiều cho chim tìm mồi.

Lưu ý:

Có một số ý kiến cho rằng chất lượng Yến Đảo tự nhiên tốt hơn Yến Nhà do giá bán cao hơn. Mùi vì các loại yến khác nhau có đem lại sự cảm nhận khác nhau. Và sự thật là chim yến sống trong nhà cũng hoàn toàn kiếm ăn ngoài tự nhiên như Yến Đảo. Hơn nữa Yến Nhà còn được bảo vệ khỏi các dịch hại như: chuột, gián, nấm mốc, bọ...vốn khó phòng ngừa tại các hang động do vậy tổ yến trong nhà sạch hơn và không cần dùng những hóa chất để tẩy sạch vết bẩn. Những phân tích tại Hồng Kông cho thấy Yến Nhà có thành phần tương đương Yến Đảo. Theo những người sử dụng và buôn bán Yến sào lâu năm thì Yến trong nhà Việt Nam có chất lượng vượt trội thể hiện qua mùi vị và sợi yến còn nguyên sau khi chưng.

Tác giả bài viết: Quỳnh Nhi