Trang

Chủ đề 5: Luân chuyển không khí trong nhà yến

(Nguồn: Diễn đàn yến sào Việt Nam - Mr. Tư Chung)

Một nguyên nhân gây thất baị cho nhiều nhà yến ít được quan tâm, đó là theo dõi, xử lý, luân chuyển các dòng không khí trong nhà yến

    Tôi có vào thăm hơn 100 nhà yến, trong đó có vài chục nhà yến do tôi chịu trách kỹ thuật và vài chục nhà yến bị thất bại chim về ít hoặc không về do tôi được mời đến.. Các chủ nhà yến thường hỏi tôi ánh sáng như thế này đã đạt chưa? Ẫm độ, nhiệt độ cài đặt như thế này được chưa? Cách bắt loa, âm thanh, tiếng chim được chưa?, Tôi đã phải trả lời là chim yến có thể sống và làm tổ ánh sang dưới 50 lux, để biết ánh sáng trong nhà yến đạt là chỉ cần nhắm mắt vài giây và khi mở mắt ra thấy ván tổ là được, còn về nhiệt độ, ẩm độ thì đã có máy móc đo rồi và hiệu chỉnh nhiệt độ 26-30oC, ẩm độ 75-95% tùy theo chất liệu của thanh cho chim yến làm tổ ván hay lam cement, đá ong chẻ. Tuy nhiên thực tế thì trong nhà yến ở vùng nào ấm, nhiệt độ 28-30oC, ánh sáng dưới 2 lux và ẩm độ không dưới 73% thì chim tập trung làm tổ trước rồi mới tới các vùng khác khi chim về ở nhiều. Và trong những câu hỏi thường gặp của các chủ nhà yến dành cho tôi, chưa ai hỏi là “ Không khí trong nhà yến có được không hay có luân chuyển tốt không ?” 

    Rõ ràng để một nhà yến lôi cuốn được chim về ở các yếu tố về môi trường phải thực hiện đồng bộ, nhưng yếu tố “ Không khí trong nhà yến luân chuyển với mức độ nào “ thường bị bỏ qua ,và đây là một yếu tố quan trọng để chim yến sau khi vào thăm dò và có quyết định ở lại hay không trong thời gian đầu của nhà yến từ 2-3 tháng? Trong thời gian đầu chim yến vẫn đến thăm viếng và trú ở ban đêm, nhưng sau 1-2 tháng số chim ở lại giảm dần và đến thời gian làm tổ gần như vắng bóng chim quần đảo trên nhà yến. 

    Hiện tượng chim yến về, quần đảo thải phân dính khắp tường thông tầng hay lác đác vài con, vào trong một nhà yến mà âm thanh, nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng đều đạt là do không khí trong nhà yến không luân chuyển đúng yêu cầu, được chuyển động từ dưới lên và thoát ra lổ ra-vào vào các lổ thoát khí được bố trí đúng. 

    Nhiều nhà yến bố trí lổ thông khí rất nhiều nhưng chim không về vì không đúng, trong lúc có những nhà yến bố trí lổ thoát khí đúng thì chim về ở nhiều ...và điều này làm giúp tôi khẳng định quan điểm là “ Nhà yến làm đúng kỹ thuật, chắc chắn chim về ở, mỗi năm tăng đàn càng nhiều, nhà yến làm không đúng kỹ thuật thì không thể thành công được vì chim không ở được, yếu tố lộc trời cho là số lượng chim về ở ngày mỗi nhiều mà ai cũng mong ước có vài kg tổ /tháng”

    Yếu tố không khí luân chuyển trong nhà yến, theo tôi rất quan trọng so với các yếu tố môi trường khác trong nhà yến. Đây là yếu tố mà nhiều nhà yến ở dể bị vướng và dẩn đến tình trạng nấm mốc, không khí trong nhà yến luôn nóng hấp chim không thể ở được. Việc chỉnh sửa phải đục phá tốn kém với việc sửa chữa các yếu tố khác trong nhà yến. 

    Tôi thường nhận nhiều câu hỏi “ Tại sao khi nhiệt độ cao đã phun sương tạo ẩm trên 90-95% mà nhiệt độ vẩn cao không giảm” Đây là điều đáng sợ cho nhà yến khi vướng vào trường hợp “ nhiệt độ cao, độ ẩm cao” không những không có chim ở mà chỉ trong thời gian ngắn là ván bị nấm mốc xâm hại ngay.

    Việc sửa chữa giúp hệ thống thông khí đạt yêu cầu giúp không khí trong nhà yến luân chuyển là hoàn toàn không khó và không tốn kém nhưng phải tùy vào nhà yến mà có cách sửa chữa phù hợp và hạ sách là phải dùng quạt hút cưởng bức hút không khí bên ngoài vào và ép luân chuyển ra lổ ra-vào.

    Một khảo sát tại nhiều nhà yến ở Malaysia cho thấy tốc độ không khí luân chuyển trong nhà yến cần phải đạt từ 0,1 m/s đến 5 m/s thì số lượng chim về ở nhiều và đây là chỉ số không khí trong nhà yến luân chuyển bình thường theo định luật đối lưu không khí, hoàn toàn không phải là hiện tượng gió thổi lùa vào trong nhà yến, khi bên ngoài nhà yến có gió thổi mạnh.. 

Nhiều chủ nhà yến, khi tôi đo tốc độ không khí luân chuyển bằng cảm nhận hay bằng dụng cụ đo tốc độ gió và kết luận không khí luân chuyển không đạt cần phải sửa chữa thì họ vẩn cho rằng nhà yến của họ mát rười rượi khi gió bên ngoài thổi mạnh vào các lổ thông khí mà họ đã làm.

    Tôi có vào thăm nhiều nhà yến mới đang xây dựng ở nhiều nơi và thấy nhiều nhà yến làm ở mỗi tầng hai hàng lổ cách nhau 40-50 cm và nằm giữa chiều cao trên dưới của tầng nhà, làm nhiều lổ, mỗi lổ cách nhau 40-60 cm. Tôi có hỏi các kỹ sư xây dựng, chủ thầu thi công và chủ nhà yến về có tính toán gì khi chừa các lổ ở vị trí này và họ trả lời là thấy các nhà yến có chừa lổ thì họ chừa và không biết đặt ở vị trí nào là đúng.
Hiện nay, ở Thủ Thừa Long An đang xây dựng một làng chim yến với qui mô 60 nhà, và đã xây dựng hoàn chỉnh 2 nhà, còn 4 nhà đang xây dựng với các nhà kỹ thuật Malaysia, họ dự kiến sản xuất chim yến giống thả nuôi ngay từ đầu với trứng yến nhập từ Indonesia và Malaysia, ấp nuôi tại nhà yến mà cách này ở Việt Nam , công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện thành công. Cách bố trí các lổ thông khí rất đơn giản và bình thường như những nhà yến ở Việt Nam xây dựng do những chủ nhà yến và nhà kỹ thuật có hiểu biết tính toán đúng đến yêu cầu thông khí trong nhà yến.

Tin rằng, trong số 60-70% nhà yến đã xây dựng ở Việt Nam và các nhà yến sẽ xây dựng nên tính toán bố trí các lổ thong khí đặt đúng vị trí để nhà yến thành công.